Mô hình nuôi gà nòi lai thương phẩm trên địa bàn xã 135 thuộc tỉnh Cà Mau
Năm 2020, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT đã phối hợp và chỉ đạo Chi cục Phát triển nông thôn Cà Mau xây dựng “Mô hình Nuôi gà nòi lai thương phẩm” tại Xã Khánh Lâm, huyện U Minh là xã thuộc Chương trình 135.
Dân số trên địa bàn xã 16.143 người với 3.553 hộ (hơn 12% là đồng bào dân tộc thiểu số: 440 hộ; gần 6% hộ nghèo: 210 hộ với 945 khẩu; hơn 1,6 % hộ cận nghèo 56: hộ với 258 khẩu). Hầu hết người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa và nuôi tôm. Nhiều năm qua diển biến thời tiết khắc nghiệt,sản xuất lúa gặp khó khă, năng suất sụt giảm liên tục; tôm nuôi thường xuyên bị dịch bệnh, thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống người dân không ổn định, nhất là đối với các hộ nghèo và cận nghèo: mô hình là việc áp dụng tổng hợp, đồng bộ các biện pháp: Con giống Gà nòi lai được tuyển chọn có nguồn gốc, có tính thích nghi cao dễ chống chịu với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp; Quy trình kỹ thuật đơn giản dễ thực hiện phù hợp với điều kiện chăn nuôi của những hộ nghèo; có cán bộ chuyên môn tập huấn, hướng dẫn định kỳ sử dụng đệm lót sinh học, quy trình phòng, chống dịch bệnh; thức ăn bổ sung dễ tìm kiếm, chế biến từ các phụ phẩm trồng trọt, thủy sản; Gà nòi lai có giá trị thương phẩm cao nên có thể mang đến lợi nhuận tốt cho người chăn nuôi.
Tổng số 5.100 con gà giống đã được hỗ trợ cho 30 hộ nghèo tham gia thực hiện dự án, bình quân mỗi hộ 170 con, sau hơn 03 tháng nuôi bình quân mỗi con đạt từ 1,6 – 2 kg/con. 30 hộ nghèo tham gia thực hiện dự án được trang bị quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà nòi lai; kỹ thuật làm đệm lót sinh học; biện pháp phòng trị các bệnh thường gặp trên gà và các phương pháp tự chế biến thức ăn cho gà.
Mô hình đã góp phần nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, phát triển sản xuất tạo việc làm tăng thu nhập cho các hộ nghèo, tiến tới xóa đói, giảm nghèo bền vững. Chung tay xây dựng nông thôn mới và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi, kiểm soát được dịch bệnh, giúp nông dân dần thay đổi được tư duy sản xuất nhỏ lẽ, bảo vệ môi trường.
Lan Anh - Cục KTHT&PTNT
Tin liên quan
- Quảng Ninh: Mục tiêu giảm nghèo đạt được nhưng phải bền vững
- Tân Ân Tây quyết tâm xóa nghèo
- Trên 16.000 hộ nghèo sẽ được lắp đặt điện miễn phí
- Trà Vinh: Đạt kết quả cao trong công tác giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động
- Thủ tướng trăn trở về đời sống đồng bào dân tộc ở Gia Lai
- Hội thảo về tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025
- Hội nghị tập huấn triển khai mô hình giảm nghèo bền vững năm 2020
- Giải pháp nào để hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất sinh kế bền vững cho giai đoạn 2021-2025
- KINH NGHIỆM TRONG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐỂ GIẢM NGHÈO Ở TỈNH NGHỆ AN
- Hội thảo rà soát chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025