KINH NGHIỆM TRONG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐỂ GIẢM NGHÈO Ở TỈNH NGHỆ AN
Tỉnh Nghệ An có 3 huyện nghèo thuộc Chương trình 30a và huyện Quỳ Châu được hưởng chính sách như huyện 30a (được hưởng 70% chính sách huyện nghèo 30a); 3 huyện và 01 thị xã có xã bãi ngang thuộc Chương trình 30a; hiện có có tới 106 xã, 199 thôn thuộc diện xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135. Trong những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh rất quan quan đến công tác giảm nghèo, nhất là hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho người nghèo. Giai đoạn 2016-2019, toàn tỉnh đã thực hiện xây dựng 224 dự án và mô hình phát triển sản xuất theo loại hình nông nghiệp chủ yếu là chăn nuôi chiến 80%, trồng trọt 20%; đối tượng hưởng lợi tổng số 76.314 hộ dân tham gia, hộ nghèo 52.876 hộ, cận nghèo 19.860 hộ và mới thoát nghèo 3.578 hộ.
Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo đã từng bước thay đổi tập quán canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang những loại cho năng suất, chất lượng cao. Người dân vùng khó khăn và các xã nghèo đã biết cách khai thác tiềm năng lao động, đất đai, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Do đó thu nhập ổn định hơn, đời sống được cải thiện, nhiều hộ nông dân thoát nghèo bền vững.
Hàng năm số hộ nghèo, cận nghèo tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất tăng thu nhập sau khi hỗ trợ khoảng từ 12 -15%. Do đó, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh khoảng 12% năm 2016 xuống còn khoảng 4% đến cuối năm 2019 (bình quân toàn tỉnh giảm 2,1%/ năm, riêng các huyện nghèo, xã nghèo bình quân giảm từ 3%- 4%/năm).
Có được kết quả nêu trên là do trong quá trình triển khai thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các địa phương cùng phối hợp triển khai thực hiện kịp thời, đảm bảo dân chủ, công khai, thể hiện hết tinh thần trách nhiệm, cụ thể:
- Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện hỗ trợ PTSX tại địa phương như: Thành lập Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia; Thành lập Ban tổ chức thực hiện chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và Ban hành quy chế hoạt động của Ban tổ chức Chương trình; Phân công trách nhiệm quản lý chỉ đạo cho các Sở, ngành thực hiện Chương trình; Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện quy trình kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững; Ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Hội đồng nhân dân tỉnh cũng đã ban hành các Nghị quyết về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển, kinh phí sự nghiệp nguồn Ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của Ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020; Nghị quyết quy định một số mức chi kinh phí sự nghiệp từ nguồn NSNN thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Công tác lập kế hoạch hàng năm trên cơ sở khảo sát từ nguyện vọng cấp thiết của người dân và đề cao vai trò của người dân trong việc lựa chọn nội dung hỗ trợ nên được nhân dân đồng tình, ủng hộ cao, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Các hạng mục của các dự án được đề xuất từ nhu cầu, nguyện vọng của người dân, trước khi quyết định nội dung hỗ trợ các xã, thôn, bản đã tổ chức họp để lấy ý kiến và bình xét đối tượng thụ hưởng công khai, minh bạch nên được nhân dân đồng tình ủng hộ và phấn khởi đón nhận, hưởng ứng một cách tích cực, nhờ vậy đã có tác động mạnh mẽ đến tinh thần và đời sống của đồng bào dân tộc trên toàn tỉnh.
- Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện dự án, tiểu dự án của Chương trình đầy đủ, tích cực và đóng góp vào dự án các chi phí cần thiết để thực hiện theo đúng quy trình của Thông tư 18/2017/TT-BNN-KTHT, tổng số các cuộc họp thôn, bản để lập kế hoạch là 2.688 cuộc họp, 86.016 lượt người tham gia trong đó 2/3 hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo.
- Công tác phối hợp giữa các Sở, ngành: Sau khi có thông báo vốn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Ban Dân tộc và Sở Lao động, TB&XH lập dự kiến phân bổ nguồn vốn, hướng dẫn các địa phương hưởng lợi xây dựng các dự án, đồng thời phối hợp với Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính, Sở LĐ,TB&XH, Ban Dân tộc cùng tổ chức thẩm định các dự án chi tiết trình UBND tỉnh để xin ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua (năm 2016-2018), từ năm 2019 và năm 2020 thông qua HĐND tỉnh để UBND tỉnh ra quyết định phân bổ cho các đơn vị tổ chức thực hiện.
- Công tác chỉ đạo, bám cơ sở được thực hiện nghiêm túc, hướng dẫn kỷ thuật, chuyển giao khoa học, công nghệ, cách chăm sóc, phòng bệnh đã được chú trọng thực hiện trước khi tổ chức cấp phát cây, con giống cho các hộ dân.
- Công tác kiểm tra, giám sát: Hàng năm, sau khi UBND tỉnh có quyết định giao kế hoạch cho các đơn vị, Sở Nông nghiệp và PTNT là đơn vị được giao trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát việc tổ chức thực hiện tại các địa phương. Trên cơ sở đó, hàng năm Sở Nông nghiệp và PTNT đã thành lập các đoàn kiểm tra do Lãnh đạo Sở làm trưởng đoàn để kiểm tra tình hình thực hiện, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc nhằm tháo gỡ cho các đơn vị, đồng thời phát hiện những sai sót để kịp thời ngăn chặn, xử lý nhằm mục đích tổ chức thực hiện đúng chế độ chính sách và Chương trình có hiệu quả cao nhất.
Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An rất quý để các đia phương tham khảo thực hiện./.
Tin liên quan
- Quảng Ninh: Mục tiêu giảm nghèo đạt được nhưng phải bền vững
- Tân Ân Tây quyết tâm xóa nghèo
- Trên 16.000 hộ nghèo sẽ được lắp đặt điện miễn phí
- Trà Vinh: Đạt kết quả cao trong công tác giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động
- Thủ tướng trăn trở về đời sống đồng bào dân tộc ở Gia Lai
- Hội thảo về tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025
- Hội nghị tập huấn triển khai mô hình giảm nghèo bền vững năm 2020
- Giải pháp nào để hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất sinh kế bền vững cho giai đoạn 2021-2025
- KINH NGHIỆM TRONG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐỂ GIẢM NGHÈO Ở TỈNH NGHỆ AN
- Hội thảo rà soát chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
Tin mới nhất
