Đề xuất khung hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các đối tượng nghèo trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Lào Cai
Giai đoạn 2016 - 2020, công tác giảm nghèo đã được các ngành, địa phương của tỉnh Lào Cai triển khai hiệu quả với nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, góp phần giúp người dân từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Qua 5 năm, toàn tỉnh có hơn 39 nghìn hộ thoát nghèo. Tỷ lệ giảm nghèo bình quân đạt 5,17%, với 7.800 hộ/năm, vượt gần 30% kế hoạch so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, đạt 103,4% kế hoạch so với mục tiêu Đề án “Giảm nghèo bền vững tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2020”. Từ những kết quả đạt được tỉnh Lào Cai đã có một số đề xuất cho giảm nghèo của tỉnh trong thời gian tới.
- Về nguồn vốn: Căn cứ tổng nguồn vốn được giao, các huyện, thành phố giao cho các xã theo quy mô, tính chất dự án của từng xã và đinh hướng phát triển vùng của huyện. Dự án được giao vốn thực hiện theo chu kỳ 3 – 5 năm để các địa phương chủ động trong việc lập các dự án có tính chiến lược, dài hạn.
- Để lồng ghép tốt các nguồn vốn giảm nghèo và NTM, đồng thời tránh chồng chéo các chính sách hỗ trợ trên địa bàn đề nghị phân rõ nội dung hỗ trợ đối với chương trình giảm nghèo và xây dựng NTM (nguồn giảm nghèo thì thực hiện hỗ trợ các khâu nào trong sản xuất, nguồn nông thôn chỉ nên hỗ trợ chế biến, tiêu thụ, liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu, quảng bá gắn với chương trình OCOP).
- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, đặc biệt vào mùa đông ở vùng cao khí hậu khắc nghiệt (nhiệt độ thấp, băng tuyết, mưa đá) việc triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ trồng trọt, chăn nuôi rất khó khăn, hiệu quả rất thấp, chủ yếu tập trung sản xuất vào vụ xuân và hè thu (kéo dài từ tháng 3-8 hàng năm). Do vậy, để nâng cao hiệu quả dự án, đề nghị kéo dài thời gian thanh toán vốn hỗ trợ sản xuất sang năm sau (dự kiến khoảng tháng 6 năm sau).
- Giảm hình thức hỗ trợ trực tiếp thông qua dự án, chuyển dần sang hình thức hỗ trợ cho vay để góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của đối tượng thụ hưởng chính sách.
- Mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng là hộ khá theo tỷ lệ nhất định (khoảng từ 15-20%) có trình độ, kỹ thuật, có tư liệu sản xuất. Họ là nhân tố, là động lực lôi kéo, thúc đẩy các hộ nghèo, cận nghèo hăng hái, yên tâm tham gia dự án.
- Tập trung hỗ trợ cho hộ nông dân là thành viên Tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc Doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Trong đó phân rõ tỷ lệ hỗ trợ đối với hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo là thành viên HTX và các đối tượng thành viên khác trong HTX.
Hỗ trợ cho các HTX, THT sẽ đạt được các mục tiêu (1) Thực hiện tốt Đề án phát triển 15.000 HTX của Thủ tướng Chính phủ và của các tỉnh đề ra; (2) Giải quyết vấn đề sản xuất manh mún không theo định hướng phát triển (3) Nâng cao năng lực và trình độ sản xuất của các hộ nghèo, cận nghèo mới thoát nghèo khi tham gia HTX, hạn chế việc bán các vật tư của các hộ khi được dự án hỗ trợ (4) Giúp cho chính quyền cơ sở trong việc quản lý, chỉ đạo sản xuất trong bối cảnh thiếu cán bộ và thời gian tới khi sáp nhập các xã, thôn, bản địa bàn rộng (5) Tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX được tham gia các chương trình dự án, đồng thời giải quyết được vấn đề liên kết sản xuất giữa HTX và doanh nghiệp với nông dân thường bị phá vỡ hợp đồng.
Lan Anh-Cục Kinh tế hợp tác và PTNT
Tin liên quan
- Quảng Ninh: Mục tiêu giảm nghèo đạt được nhưng phải bền vững
- Tân Ân Tây quyết tâm xóa nghèo
- Trên 16.000 hộ nghèo sẽ được lắp đặt điện miễn phí
- Trà Vinh: Đạt kết quả cao trong công tác giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động
- Thủ tướng trăn trở về đời sống đồng bào dân tộc ở Gia Lai
- Hội thảo về tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025
- Hội nghị tập huấn triển khai mô hình giảm nghèo bền vững năm 2020
- Giải pháp nào để hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất sinh kế bền vững cho giai đoạn 2021-2025
- KINH NGHIỆM TRONG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐỂ GIẢM NGHÈO Ở TỈNH NGHỆ AN
- Hội thảo rà soát chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025