Sổ tay hướng dẫn xây dựng dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025
Việt Nam là một trong những nước đạt được thành tích nổi bật trong việc thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và an ninh lương thực thực phẩm trong những năm qua. Tuy nhiên, tình trạng suy dinh dưỡng của người dân đặc biệt là trẻ em ở vùng khó khăn vẫn còn ở mức cao so với đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới và còn có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng, miền. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em vẫn còn ở mức trung bình 19,6% (năm 2020), đặc biệt tỷ lệ này còn ở mức cao ở vùng miền núi phía Bắc là 37,4%, vùng Tây Nguyên là 28,8%, ở dân tộc khác (trừ dân tộc Kinh) là 32%. Tỷ lệ nghèo đa chiều là 7,52%; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 1.972.767 hộ (số liệu rà soát năm 2022).
Mục tiêu an ninh lương thực thực phẩm ngày nay, không chỉ là sự bảo đảm chắc chắn đủ gạo ăn và các loại cây lương thực, mà còn phải bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng và sinh kế người dân. Bởi vậy, cần phải thúc đẩy khung hệ thống lương thực, thực phẩm (LTTP) đảm bảo đủ dinh dưỡng theo cách tiếp cận đa ngành, gắn liền với các mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Điều này, sẽ tạo ra sự thay đổi không chỉ để giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực thực phẩm và đói nghèo, mà còn trao quyền cho phụ nữ, giải quyết các thách thức môi trường như biến đổi khí hậu, giảm suy dinh dưỡng và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; tăng cường các dịch vụ bảo trợ xã hội nhằm bảo đảm sinh kế cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương và chịu ảnh hưởng nặng, đặc biệt là phụ nữ DTTS, người khuyết tật và trẻ em.
Nhằm hướng dẫn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp trong tiếp cận khung hệ thống LTTP và xây dựng, tổ chức thực hiện dự án phát triển hệ thống LTTP đảm bảo đủ dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 2025. Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành “Sổ tay hướng dẫn xây dựng dự án phát triển hệ thống lương thực thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng” để các tổ chức, cá nhân tham khảo áp dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương.
Chi tiết Sổ tay hướng dẫn xem chi tiết tại đây
Tin liên quan
- Cần phát huy tín dụng nội bộ để phát triển Hợp tác xã nông nghiệp
- Thứ trưởng Trần Thanh Nam thăm và làm việc tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam...
- Hội nghị Tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 ngành Kinh tế hợp tác và PTNT
- Hội nghị kết nối tiêu thụ nông sản vào chuỗi bán lẻ hiện đại của Big C Việt Nam cho các HTX NN các tỉnh phía Bắc
- Báo cáo kết quả thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2019
- Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế để thay thế cây thuốc lá
- XÂY DỰNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2021 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2022
- Tập huấn về tác hại của thuốc lá và xây dựng nơi làm việc không khói thuốc lá
- Thư mời gọi quan tâm và hợp tác Dự án “Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Xanh trong Nông nghiệp và Thực phẩm”
- Lạng Sơn chuyển đổi canh tác câyăn quả có giá trị kinh tế cao