Số Bắc Kạn chuyển đổi nghề cho người dân trồng thuốc lá
Số Bắc Kạn chuyển đổi nghề cho người dân trồng thuốc lá
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích 808 ha canh tác, trồng cây thuốc lá, tập trung ở chủ yếu tại các huyện: Ngân Sơn, Bạch Thông, Na Rì, Chợ Mới với năng suất đạt 24,02 tạ/ha, sản lượng trung bình đạt 1.941 tấn, được thu hoạch và sơ chế tại chỗ chủ yếu bằng lò sấy thủ công, nhiên liệu chủ yếu là củi và các nguyên liệu chất đốt khác bán trên thị trường, với giá dao động từ 20.000 đ – 50.000đ/1kg lá thuốc lá đã qua sơ chế, thu nhập của người trồng thuốc lá tương đối ổn định cuộc sống.
Hình ảnh về cây thuốc lá được canh tác
Hiện tại diện tích trồng thuốc lá trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng giảm, do trồng cây thuốc lá phải sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ với liều lượng lớn hơn nhiều so với các loại cây trồng khác, gây nên sự ô nhiễm nguồn nước, đất trồng và sức khỏe của người trồng. Theo kinh nghiệm của người dân trồng thuốc lá, những nơi trồng cây thuốc lá thường có tình trạng đất trồng trở nên cằn cỗi, bạc màu. Cùng với những rủi ro khi phải tiếp xúc nhiều với hóa chất, thì việc trồng thuốc lá cũng đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm canh tác và đòi hỏi công lao động chăm sóc cây trồng, thu hoạch, sơ chế với cường độ lao động cao, cực nhọc, tổn hại nhiều đến sức khỏe.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn đang tìm các phương án để chuyển đổi từ trồng cây thuốc lá sang cây trồng khác, trước mắt chuyển đổi sang trồng cây dược liệu, khoai tây, dong riềng, cây ăn quả...có hiệu quả kinh tế cao. Phương án lâu dài, tập trung thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp qua việc triển khai thực hiện các kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, tập trung đào tạo nghề cho lao động làm nông nghiệp ở các vùng nguyên liệu có liên kết, lao động là thành viên hợp tác xã, trang trại tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, sản xuất công nghệ cao, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu lao động cho các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề để chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội hàng năm của tỉnh./.
Phùng Đức Hiệp (Nguồn số liệu CCPTNT Bắc Kạn)
Tin liên quan
- Cần phát huy tín dụng nội bộ để phát triển Hợp tác xã nông nghiệp
- Hội nghị Tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 ngành Kinh tế hợp tác và PTNT
- Hội nghị kết nối tiêu thụ nông sản vào chuỗi bán lẻ hiện đại của Big C Việt Nam cho các HTX NN các tỉnh phía Bắc
- Báo cáo kết quả thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2019
- Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế để thay thế cây thuốc lá
- XÂY DỰNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2021 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2022
- Tập huấn về tác hại của thuốc lá và xây dựng nơi làm việc không khói thuốc lá
- Thư mời gọi quan tâm và hợp tác Dự án “Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Xanh trong Nông nghiệp và Thực phẩm”
- Lạng Sơn chuyển đổi canh tác câyăn quả có giá trị kinh tế cao
- Công đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với công tác phòng chống tác hại của thuốc lá
Tin mới nhất
