Lồng ghép các chương trình chuyển đổi ngành nghề cho người dân vùng trồng cây thuốc lá
Cây thuốc lá là một trong những cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ dân; là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế ở các địa phương trồng thuốc lá. Nhiều địa phương, thuốc lá còn là cây mũi nhọn giúp xóa đói giảm nghèo ở địa bàn, khu vực vùng cao và dân tộc thiểu số. Tuy nhiên do nguồn chất đốt chủ yếu được sử dụng hiện nay là củi không còn có sẵn, nguồn nhân lực trẻ có sự chuyển dịch ra thành phố và các khu công nghiệp, vì vậy nhiều hộ bị thiếu nguồn nhân lực; năng suất cây thuốc lá trong vài năm gần đây có xu hướng giảm, diện tích đất trồng cây thuốc lá bị thoái hóa không còn phù hợp để trồng nên nhiều nơi trồng thuốc lá diện tích có chiều hướng giảm mạnh, người dân và một số địa phương chuyển sang cây trồng khác phù hợp mang lại giá trị kinh tế cao hơn.
Trong thời gian qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện các biện pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Bộ đã phối hợp với UBND các tỉnh chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn của chương trình, dự án như chương trình 30a, 135, chương trình 134, 132, Nước sạch Vệ sinh Môi trường và chương trình xóa đói giảm nghèo. Các nguồn vốn lồng ghép hỗ trợ đầu tư đã tạo nguồn lực đáng kể nhằm phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với chế biến các loại cây công nghiệp, cây ăn quả…Kết quả bước đầu đã có chuyển biến tích cực trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa những giống cây trồng, vật nuôi mới vào trong sản xuất làm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm tại chỗ góp phần ổn định đời sống tăng thu nhập cho người dân. Kết quả rỏ nhất là một số tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung tình hình trồng cây thuốc lá đã giảm qua các năm để chuyển đổi sang sản xuất cây trồng, vật nuôi khác. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ các Cục chuyên ngành cũng chú trọng tập trung xây dựng mô hình trồng và chăn nuôi một số loại vật nuôi cây trồng, nghiên cứu và thực nghiệm để chọn ra những vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác, khí hậu thời tiết của từng vùng miền. Kết quả cho thấy trong những năm gần đây hàng nghìn mô hình cây con điển hình được nhân ra đại trà. Đồng bào đã tự giác chuyển đổi khoảng 150.000 ha đất canh tác bạc màu sang thâm canh trồng giống mới, nhất là giống ngô lai cho năng suất cao, phương pháp chăn nuôi trâu bò cao sản theo phương pháp chăn nuôi công nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ cũng đã được thực hiện có hiệu quả.
Để tiếp tục thực hiện các giải pháp chuyển đổi ngành nghề cho người trồng cây thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định ngoài các giải pháp đã thực hiện ở trên, sẽ tập trung chuyển đổi nghề cho người trồng thuốc lá theo hướng hỗ trợ các vùng sản xuất thuốc lá kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn theo hướng sản xuất hàng hóa, có liên kết với doanh nghiệp..
Tin liên quan
- Cần phát huy tín dụng nội bộ để phát triển Hợp tác xã nông nghiệp
- Hội nghị Tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 ngành Kinh tế hợp tác và PTNT
- Hội nghị kết nối tiêu thụ nông sản vào chuỗi bán lẻ hiện đại của Big C Việt Nam cho các HTX NN các tỉnh phía Bắc
- Báo cáo kết quả thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2019
- Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế để thay thế cây thuốc lá
- XÂY DỰNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2021 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2022
- Tập huấn về tác hại của thuốc lá và xây dựng nơi làm việc không khói thuốc lá
- Thư mời gọi quan tâm và hợp tác Dự án “Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Xanh trong Nông nghiệp và Thực phẩm”
- Lạng Sơn chuyển đổi canh tác câyăn quả có giá trị kinh tế cao
- Công đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với công tác phòng chống tác hại của thuốc lá
Tin mới nhất
