Lễ Ký kết Hợp tác giữa DCRD, COSOVIE và ECOHAP Hoàng Nguyên xây dựng nền tảng Truy xuất nguồn gốc tham chiếu quốc gia
Sáng nay tại trụ sở Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn (DCRD) diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa 3 đơn vị Cục Kinh tế Hợp tác, Trung tâm Dịch vụ, Tư vấn tri thức, Doanh nhân là Người Việt Nam ở nước ngoài, Công ty Cổ phần Tập đoàn ECOHAP Hoàng Nguyên nhằm thúc đẩy thực hiện Đề án 100 của Chính phủ về truy xuất nguồn gốc trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã Nông nghiệp ở Việt Nam, công cụ hữu hiệu giảm thiểu lũng đoạn thị trường của thương lái.

Xuất phát từ thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp gặp nhiều khó khăn trong khâu phát triển thị trường đầu ra. Nguyên nhân chính vẫn là thiếu thông tin, thiếu sự minh bạch từ khâu sản xuất đến thị trường dẫn đến tình trạng nông sản Việt khó cạnh tranh trên thị trường nông sản thế giới, điệp khúc được mùa rớt giá, được giá mất mùa, thương lái ép giá diễn ra thường xuyên mà chưa có lời giải thỏa đáng. Để giải quyết bài toán trên công cụ hữu hiệu vẫn là minh bạch, sản xuất theo tiêu chuẩn do thị trường quy định, Chính phủ đã xây dựng Đề án 100 về truy xuất nguồn gốc quốc gia. Để góp phần thúc đẩy tiến trình đưa hoạt động của Đề án 100 vào khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn đã tham mưu nhiều giải pháp trong đó đặc biệt là minh bạch từ khẩu sản xuất đến thị trường. Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn cũng đặc biệt quan tâm đến sự vào cuộc của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp trong sự nghiệp phát triển chung khu vực Kinh tế hợp tác, Hợp tác xã. Ghi nhớ 3 bên hôm nay là một trong những hoạt động rất quan trọng của Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn. Sau đây là nội dung cơ bản của Biên bản ghi nhớ:
Trước bối cảnh yêu cầu ngày càng cao về sự minh bạch về truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông, lâm, thủy hải sản xuất khẩu của Việt Nam đảm bảo tôn trọng quyền hợp pháp của người tiêu dùng trong và ngoài nước, hàng hóa nông, lâm, thủy hải sản Việt Nam đang đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Hiện tượng bị trả về, khó thông quan do vi phạm về nguồn gốc xuất xứ gây thiện hại lớn cho các nhà sản xuất và thương mại.
Nếu hoạt động truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin hàng hóa không được quan tâm đúng mức đối với các hợp tác xã, doanh nghiệp thì thiệt hại về mặt kinh tế trong hoạt động thương mại xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản Việt Nam khó có thể kiểm soát.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên chúng tôi bàn bạc, thảo luận, đã thống nhất thỏa thuận hợp tác toàn diện về hợp tác, tuyên truyền, tư vấn đào tạo, xây dựng chỉ dẫn địa lý, cấp mã số vùng trồng, mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật gắn với sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu nông lâm thủy hải sản chính ngạch ở Việt Nam với các điều khoản sau:
Điều 1. Mục tiêu hợp tác
Đẩy mạnh triển khai Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” trong khu vực hợp tác xã nông nghiệp.x
Xây dựng công cụ hữu hiệu hạn chế sự lũng đoạn về giá cả thị trường của thương lái thông qua hoạt động kiểm soát mã số vùng trồng gắn với xuất khẩu, từng bước góp phần xây dựng thương hiệu nông, lâm thủy hải sản Việt Nam trên thị trường nông sản thế giới.
Xây dựng cơ sở dữ liệu tham chiếu về truy xuất nguồn gốc phục vụ hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy hải sản Việt Nam.
Điều 2. Nguyên tắc hợp tác
1. Các bên hợp tác trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi.
2. Không làm phương hại đến uy tín, lợi ích của các bên.
3. Chỉ thực hiện các nội dung hợp tác phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội.
4. Phát huy tối đa thế mạnh của các bên phục vụ lợi ích chung.
Điều 3. Phạm vi hợp tác
Khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã và các doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nông lâm thủy hải sản tại Việt Nam.
Điều 4. Nội dung hợp tác
1. Các bên hợp tác thúc đẩy quá trình sản xuất, kinh doanh xuất khẩu nông sản phù hợp với các tiêu chuẩn quy định trong nước và quốc tế trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã và các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.
2. Tuyên truyền, tư vấn, đào tạo chuẩn hóa các tiêu chuẩn về nông sản trong sản xuất nông nghiệp cho các hợp tác xã, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.
3. Tư vấn xây dựng chỉ dẫn địa lý, cấp mã số vùng trồng theo quy định phù hợp với thị trường trong nước, quốc tế.
4. Cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc, mã số, mã vạch, mã số vùng trồng, tem truy xuất nguồn gốc theo quy định của từng quốc gia mà Việt Nam muốn xuất khẩu nông lâm thủy hải sản hướng tới.
5. Quy hoạch vùng trồng, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản cho các hợp tác xã, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.
6. Tư vấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu.
7. Xây dựng cẩm nang xuất khẩu nông lâm thủy hải sản, cơ sở dữ liệu chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng.
Điều 5. Trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của các bên
5.1. Trách nhiệm chung
Các bên có nhiệm vụ phối hợp cùng xây dựng kế hoạch chi tiết và cụ thể để thực hiện các hoạt động theo nội dung hợp tác tại Điều 4.
Các bên tham gia cử đại diện thành lập tổ công tác chung để thúc đẩy các nội dung được thống nhất trong thỏa thuận hợp tác.
5.2. Trách nhiệm các bên
a. Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn
Là đơn vị chủ trì tổ chức triển khai thực hiện các nội dung thỏa thuận Biên bản ghi nhớ này.
Chủ trì, lồng ghép các nội dung hợp tác trong hoạt động tuyên truyền, vận động, đào tạo các hợp tác xã nông nghiệp của Cục hàng năm.
Phối hợp với các bên biên soạn, xuất bản cẩm nang xuất khẩu nông sản.
Đăng ký tên miền con cho các chuyên trang: tieuchuan.dcrd.gov.vn, xuatkhau.dcrd.gov.vn, GID.dcrd.gov.vn.
b. Trung tâm dịch vụ, tư vấn tri thức, doanh nhân là người Việt Nam ở nước ngoài (COSOVIE).
Xây dựng kế hoạch, nội dung tư vấn, đào tạo về xây dựng chỉ dẫn địa lý, cấp mã số vùng trồng, mã xưởng, mã số, mã vạch, giải pháp truy xuất nguồn gốc phù hợp với quy định của các thị trường mục tiêu trong hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy hải sản.
Cấp chứng chỉ mã số vùng trồng, tem truy xuất nguồn gốc.
Chủ trì xây dựng cẩm nang xuất khẩu nông lâm thủy hải sản, quy định về tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản của các thị trường mục tiêu.
Tư vấn, kết nối thị trường xuất khẩu nông lâm thủy hải sản.
Xây dựng, quản trị chính: tieuchuan.dcrd.gov.vn, xuatkhau.dcrd.gov.vn.
Xây dựng, quản trị cơ sở dữ liệu vùng trồng: gid.dcrd.gov.vn (Geographic indication database:GID).
Cung cấp cho Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn xây dựng 03 chuyên trang.
Cập nhật thông tin khách hàng do Công ty Cổ phần Tập đoàn ECOHAP HOÀNG NGUYÊN cung cấp.
c. Công ty Cổ phần Tập đoàn ECOHAP HOÀNG NGUYÊN
Xây dựng kế hoạch, nội dung chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
Tuyên truyền, tư vấn, đào tạo chuẩn hóa các tiêu chuẩn về nông sản trong sản xuất nông nghiệp cho các hợp tác xã, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thực hiện kết nối, tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp.
Phối hợp các bên thực hiện hoạt động quy hoạch, quản lý vùng trồng theo định hướng của thị trường mục tiêu đã được COSOVIE cấp mã số vùng trồng.
Hợp tác kinh doanh các sản phẩm dịch vụ của COSOVIE (Có hợp đồng hợp tác kinh doanh kèm theo).
Phối hợp các bên xây dựng chuyên trang: tieuchuan.dcrd.gov.vn, xuatkhau.dcrd.gov.vn, gid.dcrd.gov.vn.
Chịu trách nhiệm phát triển, quản lý khách hàng tại địa phương.
5.3. Quyền hạn các bên
Các bên được cung cấp quyền truy cập, quản trị, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu phục vụ công việc của mình.
5.4. Lợi ích các bên
Được chia sẻ lợi ích lâu dài từ thông tin mà cơ sở dữ liệu mang lại, lợi ích từ các hoạt động hợp tác.
Nếu hoạt động truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin hàng hóa không được quan tâm đúng mức đối với các hợp tác xã, doanh nghiệp thì thiệt hại về mặt kinh tế trong hoạt động thương mại xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản Việt Nam khó có thể kiểm soát.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên chúng tôi bàn bạc, thảo luận, đã thống nhất thỏa thuận hợp tác toàn diện về hợp tác, tuyên truyền, tư vấn đào tạo, xây dựng chỉ dẫn địa lý, cấp mã số vùng trồng, mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật gắn với sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu nông lâm thủy hải sản chính ngạch ở Việt Nam với các điều khoản sau:
Điều 1. Mục tiêu hợp tác
Đẩy mạnh triển khai Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” trong khu vực hợp tác xã nông nghiệp.x
Xây dựng công cụ hữu hiệu hạn chế sự lũng đoạn về giá cả thị trường của thương lái thông qua hoạt động kiểm soát mã số vùng trồng gắn với xuất khẩu, từng bước góp phần xây dựng thương hiệu nông, lâm thủy hải sản Việt Nam trên thị trường nông sản thế giới.
Xây dựng cơ sở dữ liệu tham chiếu về truy xuất nguồn gốc phục vụ hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy hải sản Việt Nam.
Điều 2. Nguyên tắc hợp tác
1. Các bên hợp tác trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi.
2. Không làm phương hại đến uy tín, lợi ích của các bên.
3. Chỉ thực hiện các nội dung hợp tác phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội.
4. Phát huy tối đa thế mạnh của các bên phục vụ lợi ích chung.
Điều 3. Phạm vi hợp tác
Khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã và các doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nông lâm thủy hải sản tại Việt Nam.
Điều 4. Nội dung hợp tác
1. Các bên hợp tác thúc đẩy quá trình sản xuất, kinh doanh xuất khẩu nông sản phù hợp với các tiêu chuẩn quy định trong nước và quốc tế trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã và các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.
2. Tuyên truyền, tư vấn, đào tạo chuẩn hóa các tiêu chuẩn về nông sản trong sản xuất nông nghiệp cho các hợp tác xã, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.
3. Tư vấn xây dựng chỉ dẫn địa lý, cấp mã số vùng trồng theo quy định phù hợp với thị trường trong nước, quốc tế.
4. Cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc, mã số, mã vạch, mã số vùng trồng, tem truy xuất nguồn gốc theo quy định của từng quốc gia mà Việt Nam muốn xuất khẩu nông lâm thủy hải sản hướng tới.
5. Quy hoạch vùng trồng, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản cho các hợp tác xã, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.
6. Tư vấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu.
7. Xây dựng cẩm nang xuất khẩu nông lâm thủy hải sản, cơ sở dữ liệu chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng.
Điều 5. Trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của các bên
5.1. Trách nhiệm chung
Các bên có nhiệm vụ phối hợp cùng xây dựng kế hoạch chi tiết và cụ thể để thực hiện các hoạt động theo nội dung hợp tác tại Điều 4.
Các bên tham gia cử đại diện thành lập tổ công tác chung để thúc đẩy các nội dung được thống nhất trong thỏa thuận hợp tác.
5.2. Trách nhiệm các bên
a. Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn
Là đơn vị chủ trì tổ chức triển khai thực hiện các nội dung thỏa thuận Biên bản ghi nhớ này.
Chủ trì, lồng ghép các nội dung hợp tác trong hoạt động tuyên truyền, vận động, đào tạo các hợp tác xã nông nghiệp của Cục hàng năm.
Phối hợp với các bên biên soạn, xuất bản cẩm nang xuất khẩu nông sản.
Đăng ký tên miền con cho các chuyên trang: tieuchuan.dcrd.gov.vn, xuatkhau.dcrd.gov.vn, GID.dcrd.gov.vn.
b. Trung tâm dịch vụ, tư vấn tri thức, doanh nhân là người Việt Nam ở nước ngoài (COSOVIE).
Xây dựng kế hoạch, nội dung tư vấn, đào tạo về xây dựng chỉ dẫn địa lý, cấp mã số vùng trồng, mã xưởng, mã số, mã vạch, giải pháp truy xuất nguồn gốc phù hợp với quy định của các thị trường mục tiêu trong hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy hải sản.
Cấp chứng chỉ mã số vùng trồng, tem truy xuất nguồn gốc.
Chủ trì xây dựng cẩm nang xuất khẩu nông lâm thủy hải sản, quy định về tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản của các thị trường mục tiêu.
Tư vấn, kết nối thị trường xuất khẩu nông lâm thủy hải sản.
Xây dựng, quản trị chính: tieuchuan.dcrd.gov.vn, xuatkhau.dcrd.gov.vn.
Xây dựng, quản trị cơ sở dữ liệu vùng trồng: gid.dcrd.gov.vn (Geographic indication database:GID).
Cung cấp cho Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn xây dựng 03 chuyên trang.
Cập nhật thông tin khách hàng do Công ty Cổ phần Tập đoàn ECOHAP HOÀNG NGUYÊN cung cấp.
c. Công ty Cổ phần Tập đoàn ECOHAP HOÀNG NGUYÊN
Xây dựng kế hoạch, nội dung chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
Tuyên truyền, tư vấn, đào tạo chuẩn hóa các tiêu chuẩn về nông sản trong sản xuất nông nghiệp cho các hợp tác xã, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thực hiện kết nối, tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp.
Phối hợp các bên thực hiện hoạt động quy hoạch, quản lý vùng trồng theo định hướng của thị trường mục tiêu đã được COSOVIE cấp mã số vùng trồng.
Hợp tác kinh doanh các sản phẩm dịch vụ của COSOVIE (Có hợp đồng hợp tác kinh doanh kèm theo).
Phối hợp các bên xây dựng chuyên trang: tieuchuan.dcrd.gov.vn, xuatkhau.dcrd.gov.vn, gid.dcrd.gov.vn.
Chịu trách nhiệm phát triển, quản lý khách hàng tại địa phương.
5.3. Quyền hạn các bên
Các bên được cung cấp quyền truy cập, quản trị, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu phục vụ công việc của mình.
5.4. Lợi ích các bên
Được chia sẻ lợi ích lâu dài từ thông tin mà cơ sở dữ liệu mang lại, lợi ích từ các hoạt động hợp tác.
Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Lê Đức Thịnh Cục trưởng nhất trí cao các nội dung ghi nhớ và chỉ đạo các phòng ban chuyên môn xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể thực hiện thí điểm truy xuất nguồn gốc cho mặt hàng Thanh Long tại ba tỉnh: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang. Ông cho biết, Cục sẽ chỉ đạo quyết liệt từ trung ương đến địa phương và mong muốn triển khai có hiệu quả những điểm đã có trong ghi nhớ, Trong quá trình thực hiện, Cục sẽ đồng hành và huy động các nguồn lực trong và ngoài nước hỗ trợ cho các hoạt động của các bên thông qua hỗ trợ trực tiếp các hợp tác xã.
Một số hình ảnh:

Ông Nguyễn Thế Phương - Chuyên gia Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn phát biểu

Quang cảnh lễ ký kết

1. Ông Nguyễn Phú Bình Chủ tịch Hội liên lạc Người Việt Nam ở nước ngoài thứ 2 từ trái sang
Tham dự lễ ký kết.
2. Ông Hoàng Huy, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn ECOHAP Hoàng Nguyên áo kẻ xanh
3. Ông Vũ Quang Phúc Giám đốc Trung tâm COSEVIE thứ 2 từ phải sang
Hệ sinh thái nông nghiệp B4-PV
Tin liên quan
- Lễ ra mắt Liên hiệp Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Hiệp Hòa và ký kết chương trình hợp tác kinh doanh với công ty Cổ phần VietCoop
- GAET - Âu Lạc đồng hành trong công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi
- Hợp tác xã Nông Nghiệp Evergrowth khai trương nhà máy chế biến sữa tươi nguyên chất 100%
- Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn do Bộ trường Nguyễn Xuân Cường làm trưởng đoàn thăm thực địa cánh đồng lớn tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
- Triển khai chuỗi giá trị lúa gạo nội địa 30.000 ha tại An Giang
- Hệ sinh thái Nông nghiệp B4-PV đồng hành cùng sự phát triển của khu vực kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Đoàn công tác Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang
- Xây dựng chuỗi giá trị là hướng đi bền vững cho kinh tế hợp tác xã
- Tìm hướng phát triển nông nghiệp bền vững cho “Vùng đất Phật - Đồng bằng Sông Cửu Long” trước những bất lợi về biến đổi khí hậu”
- Hội nghị đánh giá mô hình cánh đồng lớn gắn với chuỗi giá trị lúa gạo xuất khẩu ứng dụng công nghệ vi sinh GAET - ÂU LẠC.