GAET - Âu Lạc đồng hành trong công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

PHÁT HUY CƠ CHẾ CẢM ỨNG MẬT ĐỘ, CẠNH TRANH SINH HỌC TRONG NGĂN CHẶN VÀ KIỂM SOÁT DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi bùng phát khó kiểm soát gây thiện hại nặng nề đối với ngành chăn nuôi Việt Nam, Liên danh GAET – ÂU LẠC giữa Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng và Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Quốc tế Âu Lạc mong muốn chung tay cùng hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương đưa ra phác đồ ngăn chặn và kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi một cách hiệu quả.
Phát huy hai cơ chế Cảm ứng mật độ và Cạnh tranh sinh học trong thế giới sinh vật phối hợp với công tác quản lý, kiểm soát vào ra chuồng trại thiết nghĩ sẽ là giải pháp tốt trong ngăn chặn và kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi.
Cơ chế cảm ứng mật độ:
Người ta đã phát hiện thấy nhiều vi khuẩn có khả năng giao tiếp và hoạt động hợp tác với nhau. Một trong những cách cơ bản để vi sinh vật hợp tác được với nhau đó là cảm ứng mật độ hay còn lại là sự tự cảm ứng. Đó là hiện tượng trong đó vi sinh vật tự điều chỉnh mật độ thông qua quá trình cảm nhận hàm lượng các phân tử tín hiệu, đôi khi gọi là các chất tự cảm ứng (autoinducer) bởi vì chúng có thể kích thích tế bào tiết ra chúng. Nồng độ các phân tử tín hiệu tăng lên cùng với sự tăng lên của số lượng vi khuẩn trong quần thể cho đến khi đạt đến ngưỡng đặc trưng (đối với quần thể đó) và ra tín hiệu cho vi khuẩn rằng mật độ quần thể đã đến mức tới hạn hay còn gọi là ”quorum”. Vi khuẩn lúc đó sẽ bắt đầu biểu hiện các gene phụ thuộc mật độ tế bào tới hạn nhằm điều chỉnh mật độ tế bào.
Với cách điều khiển bằng cảm ứng mật độ, vi khuẩn sẽ đạt đến mật độ quần thể lớn trước khi chúng giải phóng enzyme và kết quả là hàm lượng enzyme đủ lớn để phát huy tác dụng. Đó chính là lợi thế của vi sinh vật trong cơ thể vật chủ cũng như trong các môi trường đất, nước. Nếu vi sinh vật gây bệnh có thể đạt được đến nồng độ đủ lớn tại một điểm nào đó trên cơ thể vật chủ trước khi sản sinh các nhân tố độc lực và xâm nhập được vào các mô vật chủ, chúng sẽ có cơ hội lớn hơn trong việc làm mất tác dụng khả năng tự vệ của vật chủ và do đó có thể lan ra toàn bộ cơ thể vật chủ. Điều này giải thích một kiểu khác của cảm ứng mật độ. Dường như cảm ứng mật độ rất quan trọng đối với nhiều vi sinh vật trong việc thiết lập mối quan hệ cộng sinh hay ký sinh đối với vật chủ.
Chức năng quan trọng nữa đáng quan tâm của cảm ứng mật độ đó là sự đẩy mạnh việc tạo màng sinh học (biofilm), sự tạo màng sinh học rất có ý nghĩa đối với vi sinh vật gây bệnh vì nó bảo vệ vi khuẩn khỏi sự tấn công của kháng sinh và các chất tẩy rửa.
Như vậy, việc lạm dụng hóa chất diệt khuẩn không phải là biện pháp tối ưu khi mà các vi khuẩn, vi rus tạo màng sinh học (biofilm).
Cạnh tranh sinh học trong thế giới Vi sinh vật:
Cạnh tranh sinh học là cơ chế “mạnh ăn hiếp yếu”, khi môi trường trong đó lợi khuẩn lớn hơn so với hại khuẩn thì môi trường sẽ an toàn đối với cây trồng vật nuôi.
Việc sử dụng các vi khuẩn có lợi để kiểm soát mầm bệnh là phương pháp hay hơn là dùng kháng sinh (Havenaar & Hius int’l Veld, 1992), hóa chất, nhờ tác nhân tăng sinh học và sinh khối vi khuẩn để cải thiện chất lượng nước bằng cách tăng cường quá trình khoáng hóa và giảm sự tích tụ của các chất thải hữu cơ. (Thomas và tác giả khác, 1992).
Theo các nghiên cứu về cơ chế hoạt động của các vi khuẩn có lợi là chúng có thể cạnh tranh loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh và sản sinh ra các chất để ngăn chặn tốc độ phát triển của vi khuẩn gây hại, cung cấp dưỡng chất thiết yếu để tăng cường quá trình chuyển hóa dinh dưỡng cho vật nuôi, tiết ra các enzyme tiêu hóa để kích thích tiêu hóa, kích thích hoạt động của hệ miễn dịch. Vận dụng cơ chế cạnh tranh ngăn chặn khi đưa vào môi trường nuôi các loài vi khuẩn có lợi để tấn công lấn át các loài vi khuẩn gây bệnh – đây là một trong các quá trình sinh thái học cho phép thao tác tạo ra và thay đổi thành phần các loài vi khuẩn trong môi trường và trong đường ruột của vật nuôi.
Qua phân tích hai cơ chế thích ứng mật độ và canh tranh sinh học nêu trên nếu biết vận dụng và phát huy tối đa hai vai trò của hai cơ chế việc ngăn chặn lây lan của vi rus, vi khuẩn có hại mang lại hiệu quả cao.
SƠ LƯỢC VỀ BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
- Là một bệnh truyền nhiễm do Myxovirus chứa AND gây ra.
- Bệnh có nhiều biểu hiện: quá cấp, cấp tính, mãn tính và không điển hình.
- Tỷ lệ bệnh và chết cao (100%).
- Bệnh đặc trưng như thâm tím da phần lớn cơ thể, viêm xuất huyết tràn lan đường tiêu hóa, hạch lâm ba và thận.
- Khi bệnh xảy ra, trở thành dịch và lưu cữu nhiều năm.
- Virus có sức sống rất tốt: trong máu 6 năm (bảo quản lạnh), lách 2-2,5 năm, phân ẩm 122 ngày,nước tiểu 45 ngày.
- Nhạy cảm với các chất sát trùng: Formol 2%, NaOH 3 - 4% và các loại thuốc sát trùng chuồng trại.
PHÁT HUY CƠ CHẾ CẢM ỨNG MẬT ĐỘ VÀ CẠNH TRANH SINH HỌC.
Vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh
Bước 1. Sử dụng Nano bạc diệt khuẩn, vệ sinh chuồng trại
Dùng Nano bạc thay thế các loại hóa chất phun diệt khuẩn chuồng trại và môi trường xung quanh phun cả lên cơ thể vật nuôi.
Việc sử dụng Nano bạc sẽ hạn chế được cơ chế tạo màng phủ Biofilm của vi khuẩn khi gặp hóa chất.
Bước 2. Sử dụng chế phẩm vi sinh khử mùi hôi chuồng trại mật độ cao
Sử dụng chế phẩm vi sinh khử mùi hôi chuồng trại mật độ cao mục đích sử dụng cơ chế cạnh tranh sinh học lấy mạnh thắng yếu, sử dụng lợi khuẩn lấn át vi khuẩn có hại trong môi trường.
Vệ sinh chuồng trại hàng ngày.
Bổ sung lợi khuẩn đường ruột tăng sức đề kháng vật nuôi.
Lợi dụng cơ chế cạnh tranh sinh học, sử dụng chế phẩm men vi sinh Âu Lạc bổ sung hàng ngày vào bộ máy tiêu hóa của vật nuôi, từ nguyên lý của cơ chế cạnh tranh sinh học, vi khuẩn có hại trong hệ thống tiêu hóa vật nuôi khó còn cơ hội sống sót, nâng cao sức đề kháng của vật nuôi.
Ghi chú: Bài viết có tham khảo tài liệu của đồng nghiệp!
PHÁC ĐỒ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH DỊCH TẢ CHÂU PHI
A – BẢO VỆ ĐÀN CHƯA NHIỄM
An toàn sinh học là biện pháp hiệu quả duy nhất hiện nay (Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường), chính vì vậy, ứng dụng công nghệ Nano sát khuẩn, Vi sinh Âu Lạc bổ sung lợi khuẩn cạnh tranh sinh học với vi khuẩn có hại làm sách môi trường sẽ mang lại hiệu quả cao trong phòng, chống dịch bệnh lan nhanh khó lường.
Bước 1. Vệ sinh chuồng trại, phát quang cây, cối xung quanh chuồng trại phun thuốc muỗi.
Bước 2. Phun Nano bạc 500ppm sát khuẩn xung quanh chuồng trại, khu chứa chất thải, tường bao, nền chuồng 2 ngày/lần (1 lít phun đều cho 3.600 m2).
Bước 3. Phun vi sinh Âu Lạc khử mùi hôi chuồng trại 1 lần/ngày (100 ml phun cho 1.000 m2).
Bước 4. Tăng sức đề kháng lợn bằng Chế phẩm vi sinh Âu Lạc bổ sung thức ăn chăn nuôi hàng ngày (100 ml trộn với 100kg cám).
B – DIỆT KHUẨN ĐỐI VỚI CHUỒNG TRẠI ĐÃ TIÊU HỦY DO NHIỄM BỆNH ĐỂ TÁI ĐÀN.
Bước 1. Lấy mẫu chất thải xung quanh, phân tích
Bước 2. Khử khuẩn xung quanh chuồng trại, nền chuồng, tường bao bằng Nano bạc 500ppm – 1.000 ppm với liều lượng gấp đôi so với Mục A (1 lít pha với 1000 lít nước) phun cho 1.800 m2.
Bước 3. Sau 2 ngày phun Nano bạc, phun Vi sinh Âu Lạc với tỷ lệ 100ml phun 10.000 m2
Bước 4. Định kỳ 2 ngày một lần phun Nano bạc.
Bước 5. Lặp lại phun Vi sinh
Sau một tuần, lấy mẫu chất thải nền chuồng phân tích, đánh giá để có điều chỉnh liều lượng.
Tin liên quan
- Lễ ra mắt Liên hiệp Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Hiệp Hòa và ký kết chương trình hợp tác kinh doanh với công ty Cổ phần VietCoop
- GAET - Âu Lạc đồng hành trong công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi
- Hợp tác xã Nông Nghiệp Evergrowth khai trương nhà máy chế biến sữa tươi nguyên chất 100%
- Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn do Bộ trường Nguyễn Xuân Cường làm trưởng đoàn thăm thực địa cánh đồng lớn tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
- Triển khai chuỗi giá trị lúa gạo nội địa 30.000 ha tại An Giang
- Hệ sinh thái Nông nghiệp B4-PV đồng hành cùng sự phát triển của khu vực kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Đoàn công tác Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang
- Xây dựng chuỗi giá trị là hướng đi bền vững cho kinh tế hợp tác xã
- Tìm hướng phát triển nông nghiệp bền vững cho “Vùng đất Phật - Đồng bằng Sông Cửu Long” trước những bất lợi về biến đổi khí hậu”
- Hội nghị đánh giá mô hình cánh đồng lớn gắn với chuỗi giá trị lúa gạo xuất khẩu ứng dụng công nghệ vi sinh GAET - ÂU LẠC.