Hội nghị đánh giá mô hình cánh đồng lớn gắn với chuỗi giá trị lúa gạo xuất khẩu ứng dụng công nghệ vi sinh GAET - ÂU LẠC.

Hội nghị đánh giá mô hình cánh đồng lớn gắn với chuỗi giá trị lúa gạo xuất khẩu ứng dụng công nghệ vi sinh GAET - ÂU LẠC.
Hôm nay, 13 tháng 9 năm 2019 UBND Huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị Đánh giá mô hình cánh đồng lớn gắn với chuỗi giá trị lúa gạo xuất khẩu, sơ kết mô hình sản xuất lúa an toàn ứng dụng công nghệ vi sinh GAET - ÂU LẠC.
Tới dự có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Liên minh HTX tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, các phòng ban chức năng của Huyện. Các đơn vị tham gia chuỗi giá trị lúa gạo nội địa: Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Quốc tế Âu Lạc (Vi sinh Âu Lạc), Hợp tác xã Nông nghiệp Vĩnh Cường, các Hợp tác xã Nông nghiệp trong huyện.
Qua báo cáo của Phòng Nông nghiệp huyện Hòa Bình về tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện và đặc biệt là “Mô hình 350 ha” sản xuất lúa an toàn ứng dụng công nghệ vi sinh “GAET - ÂU LẠC” vụ hè thu có bao tiêu sản phẩm. Theo báo cáo, công nghệ vi sinh GAET - Âu Lạc đã được một số hộ nông của huyện sử dụng nhiều vụ cho đến nay mang lại hiệu quả khả quan: giảm giá thành sản xuất /1kg lúa, giá thành đầu ra cao hơn so với lúa không sử dụng vi sinh GAET - Âu Lạc, giảm 20-30% phân bón hóa học (GAET - ÂU LẠC khuyến cáo giảm từ 40-50% cho vụ đầu tiên, sau đó giảm dần các vụ tiếp theo), năng suất tăng từ 5-10%, giảm được 2-3 lần thuốc trừ sâu, lúa gạo mang đi test không dư lượng Nitrat, thuốc trừ sâu hóa học, lợi ích kép vừa mang lại hiệu quả cho người trồng lúa, vừa cải tạo đất…. Chính vì vậy, vụ hè thu vừa qua Huyện đã mạnh dạn xây dựng mô hình “350 ha” ứng dụng công nghệ Vi sinh GAET - ÂU LẠC. Được kiểm chứng qua nhiều vụ, trên nhiều loại đất khác nhau, Hòa Bình nhận thấy đây là một hướng đi mới và quyết tâm vận động, tuyên truyền để nông dân trong huyện hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc sản xuất nông nghiệp ngoài hiệu quả về kih tế phải đi đôi với bảo vệ, gìn giữ môi trường đất.
Hội nghị, nhận được nhiều tham góp từ lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành tỉnh và đặc biệt là ý kiến trực tiếp của người sản xuất, các đơn vị liên kết. Phát biểu tại Hội nghị, ông Dương Văn Thới - Chủ tịch huyện Hòa Bình cho biết: Hòa Bình được biết đến công nghệ Vi sinh GAET - ÂU LẠC sau các địa phương khác trong khu vực ĐBSCL, tuy nhiên, Hòa Bình hiện nay lại là Huyện đi đầu trong ứng dụng công nghệ Vi sinh GAET - ÂU LẠC trên các lĩnh vực: Lúa gạo, Thủy sản và tới đây là chăn nuôi.
Ông cho biết, ban đầu xây dựng mô hình cũng gặp một số vấn đề từ phía cơ quan quản lý, tâm lý người nông dân…nhưng ông vẫn quyết tâm chỉ đạo các Phòng, Ban chuyên môn của huyện tập trung cao độ trong việc xây dựng mô hình điểm “350 ha” ứng dụng công nghệ vi sinh GAET - ÂU LẠC với một lý do rất đơn giản: Chắc có lẽ tốt thật thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới lựa chọn và đưa vào thực hiện Quyết định 445/QĐ-TTg của Thủ tướng khu vực ĐBSCL giai đoạn 2016-2020, mặt khác các địa phương khác họ làm được thì ta làm được. Đặc biệt ông nhấn mạnh, làm lãnh đạo là phải luôn tìm tòi cái mới, thấy cái gì có lợi cho dân thì phải quyết liệt đưa vào áp dụng nếu không làm như vậy là có tội với nhân dân, những cán bộ công chức, viên chức nói chung và những nhà chuyên môn quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp lại càng phải làm tấm gương để hướng dẫn người nông dân bớt khổ.
Ngoài ra ông cũng đánh giá cao các đơn vị: Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Quốc phòng (GAET), Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Quốc tế Âu Lạc, Hợp tác xã Nông nghiệp Vĩnh Cường đã tạo hợp tác, giúp đỡ huyện Hòa Bình, nông dân trên địa bàn huyện có được công nghệ ưu Việt này và mong muốn sẽ hợp tác lâu dài với các doanh nghiệp.
Đại diện Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Quốc phòng - Thượng tá: Nguyễn Đức Khoa cam kết sẽ đảm bảo chất lượng vi sinh, thu mua lại toàn bộ diện tích lúa đã sử dụng chế phẩm vi sinh Âu Lạc.
Hội nghị cũng chứng kiến lễ ký biên bản ghi nhớ giữa GEAT, HTX và HTX Nông nghiệp Vĩnh Cường. HTX Nông nghiệp Vĩnh Cường liên kết sản xuất 2.000 ha cho vụ Thu Đông sản xuất ứng dụng công nghệ vi sinh GAET - Âu Lạc, Vĩnh Cường sẽ bao tiêu toàn bộ hay một phần diện tích đã và đang thực hiện.


© Bản quyền thuộc về Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đ/c: Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, TP. Hà Nội.

Chịu trách nhiệm: Ông Lê Đức Thịnh - Cục Trưởng

Tel: 024.38438794 / Fax: 024.38438791 / Email: hcth.htx@mard.gov.vn; cucktht@gmail.com

Technology Supported by ECPVietnam

Chung nhan Tin Nhiem Mang