Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030
Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030
Ngày 14/2, tại TP Cần Thơ, Hội nghị thu hút đầu tư, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thực hiện Đề án 'Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030'.

Chương trình Hội nghị bao gồm nhiều nội dung quan trọng như đánh giá nhu cầu đầu tư, ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong các HTX, chuỗi giá trị liên kết; chia sẻ bài học kinh nghiệm từ kết quả Dự án thí điểm chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nông nghiệp vùng ĐBSCL; giới thiệu các công nghệ tiên tiến từ các doanh nghiệp Nhật Bản nhằm hỗ trợ HTX tối ưu hóa sản xuất. Đồng thời, đại diện các cơ quan, tổ chức quốc tế sẽ phát biểu về cơ hội hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật, tạo tiền đề cho những sáng kiến mới trong ngành lúa gạo. Một trong những điểm nhấn quan trọng của Hội nghị là vinh danh các HTX trong Dự án đi đầu trong đổi mới với Giải thưởng “Hợp tác xã tiên phong ứng dụng phần mềm chuyển đổi số”.
ông Lê Thanh Tùng - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, Nguyên phó cục trưởng Cục Trồng trọt, báo cáo tóm tắt đề án và kết quả triển khai Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2023".
Theo ông Tùng - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, Nguyên phó cục trưởng Cục Trồng trọt sau hơn 1 năm triển khai thực hiện đề án, đã có hàng chục mô hình thí điểm canh tác theo tiêu chuẩn đề án ở các tỉnh ĐBSCL. Các mô hình canh tác thí điểm đã mang lại hiệu quả cao như: Giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu, tăng sản lượng lúa, giảm phát thải và quan trọng là chất lượng lúa gạo sản xuất từ mô hình được cải thiện tốt. Các tỉnh ĐBSCL hiện nay được lên kế hoạch sản xuất theo đề án lên đến hàng chục ngàn ha.
ĐBSCL là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực và xuất khẩu gạo trên thế giới. Tuy nhiên, khu vực này đang đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, suy thoái tài nguyên, gia tăng chi phí sản xuất, trong khi thị trường quốc tế ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và giảm phát thải carbon.
Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cho biết, hội nghị trình bày nhiều nội dung quan trọng như đánh giá nhu cầu đầu tư, ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong các HTX, chuỗi giá trị liên kết; chia sẻ bài học kinh nghiệm từ kết quả dự án thí điểm chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nông nghiệp vùng ĐBSCL; giới thiệu các công nghệ tiên tiến từ các doanh nghiệp Nhật Bản nhằm hỗ trợ HTX tối ưu hóa sản xuất. Đồng thời, đại diện các cơ quan, tổ chức quốc tế sẽ phát biểu về cơ hội hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật, tạo tiền đề cho những sáng kiến mới trong ngành lúa gạo. Một trong những điểm nhấn quan trọng của hội nghị là cổ vũ các HTX trong dự án đi đầu trong đổi mới với Giải thưởng “Hợp tác xã tiên phong ứng dụng phần mềm chuyển đổi số”.
Ông Ono Masuo - Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM đánh giá cao những tiềm năng về nông nghiệp ĐBSCL. Việc chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và áp dụng sản xuất nông nghiệp của Việt nam đem lại những giá trị tích cực cho nông nghiệp Việt Nam. Ông hy vọng Nhật Bản và Việt Nam sẽ hợp tác để chuyển đổi xanh và chuyển đổi số cho nông nghiệp trong vùng ĐBSCL.
Trong dịp này, ông Sorimachi Hideki, Chủ tịch tập đoàn Sorimachi Nhật Bản chia sẻ bài học kinh nghiệm từ kết quả dự án thí điểm, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nông nghiệp vùng ĐBSCL.
Hội nghị được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ để thúc đẩy đầu tư, hợp tác và ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp, giúp HTX và nông dân tiếp cận các giải pháp tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, giảm phát thải và gia tăng giá trị nông sản. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để thiết lập các mối quan hệ hợp tác dài hạn, hỗ trợ các địa phương và HTX triển khai hiệu quả mô hình sản xuất lúa gạo bền vững, đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
Tại hội nghị, các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản cũng giới thiệu các công nghệ tiên tiến nhằm hỗ trợ các hợp tác xã tối ưu hóa sản xuất lúa.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao hiện đang triển khai thí điểm tại các địa phương. Một trong những giải pháp giúp Đề án thực hiện hiệu quả là ứng dụng công nghệ số, công nghệ xanh.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị, Liên minh Hợp tác xã và các tập đoàn Nhật Bản triển khai thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ số trong sản xuất lúa chất lượng cao, giảm phát thải, hỗ trợ hợp tác xã phần mềm kế toán và quản trị.
Đây là nội dung cần thiết cho hợp tác xã vì Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao tập trung chính vào các hợp tác xã nông nghiệp. Do đó, phải tập huấn, chuyển giao công nghệ quản trị hợp tác xã trong triển khai sản xuất, liên kết với các doanh nghiệp; kiểm soát nước trong ruộng; quản lý rơm rạ trên đồng ruộng;...
Với các giải pháp thu hút đầu tư và ứng dụng công nghệ vào sản xuất lúa gạo được các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, tổ chức hợp tác quốc tế và các hợp tác xã đưa ra, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam kỳ vọng sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ để thúc đẩy đầu tư, hợp tác và ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp, hỗ trợ các địa phương và hợp tác xã triển khai hiệu quả mô hình sản xuất lúa gạo bền vững, đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
"Ngành nông nghiệp Việt Nam kêu gọi các doanh nghiệp trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực công nghệ nông nghiệp, công nghệ số, công nghệ thông minh, công nghệ xử lý phụ phẩm nông nghiệp,... tham gia hợp tác hỗ trợ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao", Thứ trưởng Trần Thanh Nam mời gọi các doanh nghiệp.
Tin liên quan
- Hợp tác xã sẽ tham gia nhiều hơn vào Dự án VnSAT
- Tăng cường liên kết chuỗi giữa các chủ thể để phát triển nền nông nghiệp
- Thiếu khung pháp lý cho tín dụng nội bộ HTX nông nghiệp
- Tổng kết công tác đổi mới, phát triển kinh tế tập thể
- Ghi nhận ở HTX có gần 30.000 con gà Đông Tảo, doanh thu gần 10 tỷ đồng/năm
- Hội nghị củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp và Phiên chợ HTX nông nghiệp vùng cao tại Cao Bằng
- Liên kết xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp của các Hợp tác xã
- Lễ Khai trương Go!Market big Nguyễn Xiển
- Bản tin Hợp tác xã nông nghiệp tháng 9/2018
- Báo cáo tình hình thực hiện các Kế hoạch số 6355/KH-BNN-KTHT và 6390/KH-BNN-KTHT 6 tháng đầu năm ước tính thực hiện cả năm 2019 và kế hoạch thực hiện năm 2020