Nâng cao chất lượng hoạt động hợp tác xã nông nghiệp do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành tại tỉnh Tuyên Quang

Trong những năm qua, phụ nữ đã và đang thể hiện sự tự tin và sáng tạo trong việc quản lý, điều hành hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, phát triển sản xuất nông nghiệp và khởi nghiệp tại nhiều địa phương. Việc hỗ trợ và nhân rộng các mô hình HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành không chỉ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội mà còn thúc đẩy sự bình đẳng giới và phát triển cộng đồng.

Vai trò của HTX nông nghiệp do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành

HTX nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hi ngh ln th năm, Ban Chp hành Trung ương Đng khóa XIII v tiếp tc đi mi, phát trin và nâng cao hiu qu kinh tế tp th trong giai đon mi chỉ rõ quan điểm: “Xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp trở thành một trong những mô hình kinh tế nòng cốtkhu vực nông thôn, hoạt động và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường; thu hút ngày càng nhiều nông dân, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức tham gia; góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của thành viên, cộng đồng”.

Ngoài phát triển kinh tế xã hội, phục vụ lợi ích cho các thành viên và cộng đồng, HTX nông nghiệp còn là mô hình phù hợp để thúc đẩy bình đẳng giới, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thực tế cho thấy, phụ nữ với những đặc điểm về sự chăm chỉ, tỉ mỉ, khả năng tổ chức, quản lý công việc một cách chi tiết, có kế hoạch đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của các HTX nông nghiệp, tạo mối liên quan hệ gắn bó trong cộng đồng.

Ở Việt Nam, đến tháng 12/2024, cả nước có 21.611 HTX nông nghiệp (chiếm 67% tổng số HTX hoạt động trong tất cả các lĩnh vực), trong đó có khoảng 10% HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành. Trong số các chủ thể tham gia OCOP có đến 31,2% là phụ nữ và có khoảng 20% là của HTX do phụ nữ tham gia quản lý đóng góp vào thành công của chương trình OCOP. Các HTX do phụ nữ tham gia quản lý đã tạo việc làm ổn định cho các thành viên và lao động thời vụ, lao động nữ, giúp nhiều gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu, góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế tập thể tại địa phương.

Mặc dù có nhiều lợi thế rõ rệt nhưng phụ nữ tham gia quản lý, điều hành HTX nông nghiệp hiện vẫn đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Hiện tỷ lệ lao động nữ giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong HTX còn khá thấp, chiếm khoảng trên 25% trong tổng số lao động của HTX và phần lớn họ chỉ giữ chức vụ từ cấp phó trở xuống. Sự tham gia của phụ nữ trong quản lý, điều hành bị hạn chế hơn so với nam giới và lao động nữ chủ yếu trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh, đòi hỏi tiêu hao nhiều sức lực, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của phụ nữ. Khoảng 20% lao động nữ được tham gia các khóa đào tạo nghề và hầu hết là các nghề đơn giản, thời gian đào tạo ngắn, còn lại phần lớn họ thiếu kiến thức quản lý và kỹ năng về chuyên môn.

Hành trình Hỗ trợ Phụ nữ trong vai trò Lãnh đạo ln th 6 (WILJ6): Dự án Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của HTX nông nghiệp do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành tại tỉnh Tuyên Quang

Hành trình h tr ph n trong vai trò lãnh đo ln th 6 (WILJ6) là mt hc bng ngn hn đưc chính ph Australia tài tr, do Trung tâm Vit Úc thc hin, nhm mc tiêu tăng s hin din ca ph n ti các v trí lãnh đo và ra quyết đnh tt c các cp. Khóa học tập trung vào việc nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo hướng tới công bằng giới cho 20 lãnh đạo nữ cấp vụ và tương đương, cấp phòng và tương đương ở Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham gia khóa học này. Với những kiến thức và kỹ năng học được từ khóa học vào thực tế, hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ phụ nữ trong việc phát triển các kỹ năng lãnh đạo và quản lý, đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp, khởi nghiệp và du lịch, bà Nguyễn Thị Hoàng Yến cùng với các học viên của khóa học đã vận dụng thiết kế và tổ chức thực hiện 01 Dự án “Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của HTX nông nghiệp do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành tại tỉnh Tuyên Quang”. Thông qua các hoạt động, dự án kỳ vọng giúp truyền năng lượng và khơi dậy tiềm năng của phụ nữ và góp phần nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho các HTX nông nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang.

Hình ảnh về 1 hoạt động học tham gia tại Úc

Với đặc thù là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam, tỉnh Tuyên Quang có đất sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm khoảng 90% diện tích, điều kiện khí hậu, địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế ngành nông nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 444 HTX nông nghiệp với số lượng thành viên  8.572 thành viên tham gia. Tuy nhiên, chỉ có 6,8% số HTX nông nghiệp (30 HTX) do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành là 30 HTX; hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành lãnh đạo quản lý chưa cao, chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và thúc đẩy bình đảng giới phát triển bền vững trong nông nghiệp và phát triển nông thôn ở địa phương. Vì vậy để hỗ trợ đạt mục tiêu kế hoạch phát triển HTX giai đoạn 2023-2025 của Tuyên Quang thì việc xây dựng và thực Dự án “Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của HTX nông nghiệp do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành tại tỉnh Tuyên Quang” là cần thiết. Những dự án này đã tạo ra các mô hình nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong các quyết định quan trọng, đồng thời giúp nâng cao sự tự tin và khả năng lãnh đạo trong cộng đồng. Dự án không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn có tác động xã hội và văn hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bình đẳng. Việc nhân rộng mô hình này là bước tiến quan trọng để phát triển kinh tế bền vững và cải thiện vị thế của phụ nữ trong xã hội.

Thông qua các hoạt động của Dự án, bà Nguyễn Thị Hoàng Yến đã đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các HTX nông nghiệp do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành ở tỉnh Tuyên Quang với các chương trình hỗ trợ từ Cục Kinh tế hợp tác và PTNT. Nhờ sự kết nối này, các chị em phụ nữ trong HTX nông nghiệp đã có cơ hội được tập huấn, tăng cường năng lực về quản lý, điều hành HTX nông nghiệp với các nội dung về tổ chức quản trị HTX nông nghiệp; xây dựng triển khai phương án sản xuất kinh doanh; phát triển liên kết chuỗi giá trị; Xúc tiến thương mại sản phẩm của HTX và bảo vệ môi trường giúp phụ nữ nông thôn phát huy vai trò nâng cao năng lực và thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương. Đặc biệt, nhờ sự kết nối của bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, các HTX nông nghiệp tham gia dự án đã được Công ty cổ phần Sorimachi Việt Nam- Công ty công nghệ hàng đầu Nhật Bản chuyên cung cấp các giải pháp phần mềm kế toán và quản lý nông nghiệp tập huấn, hỗ trợ các HTX nông nghiệp tham gia dự án áp dụng 02 phần mềm phần mềm là Kế toán HTX nông nghiệp (WACA) và phần mềm nhật ký sản xuất (FaceFarm), qua đó hỗ trợ HTX nông nghiệp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển trong thời đại chuyển đổi số.

Phần mềm là Kế toán HTX nông nghiệp (WACA) và phần mềm nhật ký sản xuất (FaceFarm) của Công ty cổ phần Sorimachi Việt Nam

Tập huấn Hướng dẫn các HTX về sử dụng phần mền kế toán HTX

Kết quả ban đầu của Dự án và định hướng nhân rộng

Qua khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của các HTX nông nghiệp tham gia dự án đã thu thập được những thông tin và giúp cung cấp cái nhìn toàn diện về các mặt mạnh và hạn chế trong quản lý, vận hành và phát triển sản xuất của HTX nông nghiệp. Những thông tin và phân tích từ khảo sát này đóng vai trò quan trọng trong việc đề ra các chiến lược phát triển bền vững cho các HTX nông nghiệp do phụ nữ điều hành. Một số hoạt động hỗ trợ về đạo tạo nâng cao năng lực, xúc tiến thương mại đã đóng góp vào sự phát triển do HTX phụ nữ quản lý có xu hướng chú trọng vào mô hình kinh doanh bền vững và thân thiện môi trường, tạo động lực đổi mới sáng tạo do phụ nữ lãnh đạo thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và đổi mới tại địa phương, hỗ trợ đồng hành một số hoạt động nông nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang.

Giới thiệu sản phẩm HTX qua phiên chợ đặc sản vùng miền

Để tiếp nối các chương trình hoạt động hỗ trợ HTX nông nghiệp nói chung và các HTX nông nghiệp do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, thời gian tới Dự án sẽ tiếp tục phối hợp với địa phương hỗ trợ một số hoạt động về đào tạo nâng cao năng lực quản lý, ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số; liên kết thị trường và quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm; tuyên truyền, thành lập mới HTX nông nghiệp do phụ nữ quản lý, điều hành.

Chủ biên: Nguyễn Thị Hoàng Yến - Phó Cục trưởng

Cục Kinh tế hợp tác và PTNT - Bộ Nông nghiệp và PTNT


© Bản quyền thuộc về Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đ/c: Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, TP. Hà Nội.

Chịu trách nhiệm: Ông Lê Đức Thịnh - Cục Trưởng

Tel: 024.38438794 / Fax: 024.38438791 / Email: hcth.htx@mard.gov.vn; cucktht@gmail.com

Technology Supported by ECPVietnam