ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP
Bảo vệ sinh kế trước rủi ro biến đổi khí hậu nhờ chính sách bảo hiểm nông nghiệp
Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước đứng đầu về gánh chịu những hậu quả nặng nề trong số 84 quốc gia đang phát triển vùng ven biển chịu ảnh hưởng của nước biển dâng. Dự báo đến 2050, tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp và các ngành liên quan về kinh tế có thể làm giảm 0,7-2,4% GDP của Việt Nam. Trước tình trạng các biến cố bất lợi trong sản xuất nông nghiệp xảy ra ngày càng thường xuyên hơn, Chính phủ Việt Nam đã có các giải pháp nhằm tăng cường năng lực ứng phó thảm họa tự nhiên và do con người gây ra trong nông nghiệp, một trong những động lực chính của nền kinh tế. Trong đó, bảo hiểm nông nghiệp là một trong những giải pháp được kỳ vọng giúp giảm thiểu rủi ro, nông dân nhanh chóng phục hồi được sản xuất.
Từ nhiều năm nay Công ty Tái bảo hiểm Thụy sỹ - Swiss Re luôn là đối tác quan trọng trên thị trường bảo hiểm Việt Nam và luôn thể hiện cam kết mạnh mẽ về nâng cao năng lực ứng phó trong sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ bà con nông dân. Kể từ khi thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1/3/2011, Công ty đã cùng các Bộ, ngành và các Công ty bảo hiểm gồm Bảo Việt, Bảo Minh, và Công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE) xây dựng và phát triển năng lực về bảo hiểm nông nghiệp cho Việt Nam, hướng tới mục tiêu cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho 10 triệu nông dân.
Sau giai đoạn thí điểm 2011-2013 đến nay, hệ thống văn bản chính sách về bảo hiểm nông nghiệp đã được ban hành đầy đủ, tạo khung pháp lý để thực hiện. Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 về bảo hiểm nông nghiệp. Trên cơ sở đó, Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg ngày 26/6/2019 về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp ra đời. Theo đó, chương trình bảo hiểm nông nghiệp sẽ hướng tới tăng cường an ninh lương thực, và đảm bảo thu nhập cho nông dân; người dân khi mua bảo hiểm nông nghiệp sẽ được nhà nước hỗ trợ một phần phí bảo hiểm cho 5 sản phẩm (lúa, trâu, bò, tôm sú, tôm thẻ chân trắng) thuộc địa bàn 19 tỉnh trên cả nước.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phát triển bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam
Tin liên quan
- TP.HCM: Kiểm tra mô hình chợ an toàn thực phẩm
- Nghệ An: Chủ động ứng phó dịch, tập trung nâng cấp hệ thống giết mổ bảo đảm ATTP
- Quy định mới về phương thức quản lý điều kiện bảo đảm ATTP cơ sở sản xuất kinh doanh nông...
- CropLife đồng hành cùng nông nghiệp bền vững
- ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP
- Sách điện tử bảo tồn văn hóa Chăm H'Roi (02)
Tin mới nhất
