TOP 6 xu hướng chuyển đổi số tác động đến chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam
TOP 6 xu hướng chuyển đổi số tác động đến chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam
1. Nhà máy thông minh trong công nghiệp chế biến
Xây dựng và phát triển nhà máy thông minh trong sản xuất chế biến nông sản, thực phẩm giúp tối ưu hóa quá trình vận hành, ra quyết định dựa trên dữ liệu, giảm thiểu chi phí và sự phụ thuộc vào con người, giúp tối ưu hiệu suất. Đồng thời, nhà máy thông minh còn giúp kiểm soát tối đa các tiêu chuẩn về môi trường, an toàn, vệ sinh, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, v.v hướng đến sản xuất xanh và bền vững.
Các công nghệ trong Nhà máy thông minh:
- Iot trong công nghiệp
- Phân tích dữ liệu lớn
- Công nghệ điện toán đám mây
- Ứng dụng robotics hay trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence)
- Học máy (Machine Learning)
2. Nông nghiệp chính xác
Trong chăn nuôi: Chăn nuôi chính xác giúp thu thập và phân tích dữ liệu lớn về sức khỏe và hành vi vật nuôi theo thời gian thực, nhằm tối ưu mô hình chăn nuôi. Xu hướng này mang lại khả năng truy xuất nguồn gốc, giám sát dịch bệnh và ngăn ngừa thiệt hại kinh tế, đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp cung cấp trọn gói từ nông trại đến bàn ăn.
Trong canh tác nông nghiệp: Canh tác chính xác giúp kiểm soát tốt hơn các biến số có ảnh hưởng sự phát triển của cây
Công nghệ hiện đại được sử dụng trong nông nghiệp chính xác:
- Cảm biến thu thập dữ liệu theo thời gian thực
- Thiết bị IoT giám sát
- Sử dụng vệ tinh, máy bay không người lái
- Hệ thống GIS
- Bản đồ mặt đất,v.v
3. Sự phát triển của hệ sinh thái nông nghiệp số
Hệ sinh thái trong nông nghiệp số bao gồm sự tham gia, tăng cường hợp tác của nhiều chủ thể trong nền kinh tế như:
- Chính phủ đưa ra các quy định, tiêu chuẩn công nghệ, định hướng chỉ đạo, xây dựng hạ tầng Công nghệ thông tin phục vụ phát triển nông nghiệp số
- Công ty công nghệ, phát triển các ứng dụng có tính thực tiễn trong nông nghiệp
- Hộ nông dân/ doanh nghiệp canh tác, nuôi trồng/ doanh nghiệp chế biến trực
tiếp ứng dụng công nghệ trong sản xuất - Doanh nghiệp phân phối, bán lẻ mở rộng kinh doanh trên nền tảng số ví dụ: thương mại
điện tử, live-streaming,… - Tổ chức tài chính tài trợ thông qua các phương thức số
- Người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm trên nền tảng số
- Tổ chức nghiên cứu, giáo dục, đào tạo các kỹ năng số
4. Ứng dụng AI trong nông nghiệp
Công nghệ AI kết hợp cùng các thiết bị cảm biến IoT là những công nghệ đang được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều ngành nghề, góp phần cho sự phát triển bền vững. Ngành nông nghiệp cũng không đứng ngoài vòng ảnh hưởng này. Theo MarketAndMarkets, giá trị của
AI trong ngành nông nghiệp được ước tính tăng từ 1 tỷ đô vào năm 2020 đến 4 tỷ đô vào năm 2026 với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm đạt 25,5% trong giai đoạn 2020-2026.
5. Thương mại điện tử và mô hình bán hàng đa kênh
Báo cáo Thương mại điện tử (TMĐT) các nước Đông Nam Á năm 2019 của Google, Temasek và Brain&Company dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn tới 2025 của TMĐT Việt Nam là 29%, đạt 43 tỷ USD và đứng thứ 3 trong khối ASEAN.
TMĐT bước đầu sẽ giúp nâng cao nhận diện thương hiệu sản phẩm, trong khi có tiềm năng lớn giúp tăng nguồn doanh thu trong thị trường trong và ngoài nước.
6. Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng bằng công nghệ
Theo báo cáo của PwC từ 2020, 78% các đơn vị sản xuất hướng tới việc điều chỉnh mô hình hướng tới dịch vụ nhiều hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Khách hàng hiện nay ngày càng có những tiêu chuẩn, yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chú trọng hơn tới dinh dưỡng và sức khỏe.
Do đó việc tiến tới tối ưu trải nghiệm khách hàng sẽ giúp các doanh nghiệp chăm sóc “sức khỏe tinh thần” của khách hàng, qua đó gia tăng gắn kết và độ trung thành với thương hiệu.
Như vậy, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam và thế giới. Để chuyển đổi số thành công, ngành nông nghiệp cần phải triển khai các giải pháp trên nhiều phương diện và phối hợp với nhiều cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp, nông dân…
Hy vọng thông tin trên đã giúp các nhà quản lý hiểu và nắm rõ chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì, cách ngành nông nghiệp chuyển đổi số, xu hướng chuyển của ngành và giải pháp hiệu quả. Nếu cần tư vấn lập kế hoạch và chiến lược chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp, quý vị có thể liên hệ với FPT Digital để được hỗ trợ.
Tin liên quan
- Bản tin Hợp tác xã Tháng 7 năm năm 2019
- Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm lại Phó Cục trưởng Nguyễn Thị Hoàng Yến và các Quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo một số Phòng thuộc Cục
- LỄ KÝ KẾT CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC GIAI ĐOẠN 2021-2025 GIỮA CỤC KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỚI TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thăm và làm việc tại mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sơn Tây
- Báo cáo thường niên ngành kinh tế hợp tác 2021
- Diễn đàn Nông dân hợp tác liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp Chào mừng 76 năm ngày Hợp tác xã Việt Nam
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 76 NĂM, NGÀY HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM
- Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là tất yếu khách quan, có ý nghĩa chiến lược và lâu dài
- Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
- Lễ Công bố và trao Quyết định bổ nhiệm lại chức vụ Phó Cục trưởng