Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trong tâm năm 2025năm
Ngày 24/12/2024 Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Thứ trưởng Võ Văn Hưng, đã tới tham dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng tham dự còn có Lãnh đạo của các Cục, Vụ và đại diện các cơ quan có liên quan.
Qua nghe báo cáo của Cục đã trình bày và một số ý kiến phát biểu, thay mặt Bộ Nông nghiệp và PTNT Thứ trưởng đánh giá cao và ghi nhận những kết quả đã thực hiện trong năm qua của Cục. Để tiếp tục phát huy tốt công tác tham mưu, tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao có hiệu quả trong năm 2025. Giao đồng chí Cục trưởng chỉ đạo Cục tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ chính sau đây:
Thứ nhất: Năm 2025 là năm cuối cùng của giai đoạn và cũng là tiền đề triển khai thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2026-2030, vì vậy đề nghị Cục cần tập trung rà soát toàn bộ các hoạt động, nhiệm vụ được giao theo các Nghị định, Nghị quyết, Chương trình, Chiến lược, Đề án,… để tổng kết, đánh giá kết quả để đề xuất sửa đổi, bổ sung các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho phù hợp trong giai đoạn tới. Đặc biệt cần tập trung hoàn thiện các Văn bản quy phạm pháp luật đang còn dở giang để trình Chính phủ ban hành như Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại; Nghị định về cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp… trong năm 2025.
Thứ hai: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên cơ sở các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 106//NQ-CP của Chính phủ về phát triển HTX NN phục vụ cơ cấu lại ngành NN và xây dựng NTM; Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 02/02/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Luật Hợp tác xã năm 2023 và các văn bản chỉ đạo khác. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu, tổng kết, đánh giá để sau năm 2025 đề xuất xây dựng các kiến nghị chính sách để phát triển vùng nguyên liệu.
Thứ ba: Đối với lĩnh vực ngành nghề nông thôn: Ghi nhận nhưng nỗ lực của Cục tham mưu về lĩnh vực này trong việc tham mưu cơ chế, chính sách, Chiến lược và Chương trình phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn thể hiện qua Nghị định số 52/NĐ-CP của Chính phủ; Chiến lược phát triển ngành nghề, làng nghề đến năm 2030, tầm nhìn 2050 theo Quyết định 854/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/09/2023; Quyết định số 854/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình bảo tồn phát triển ngành nghề, làng nghề giai đoạn 2021-2030 của của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên thời gian tới trọng tâm tham mưu hoat động của lĩnh vực này cần tập trung phát triển theo hướng tích hợp đa ngành, đa mục đích và đa giá trị để phát huy giá trị của các nghề, làng nghề truyền thống, bảo tồn văn hóa truyền thống, gắn kết với du lịch và kinh tế xanh. Nghiên cứu, xây dựng các làng nghề du lịch trải nghiệm. Đẩy mạnh du lịch sinh thái gắn với các làng nghề truyền thống. Hỗ trợ làng nghề xây dựng câu chuyện thương hiệu, tổ chức lễ hội, triển lãm sản phẩm định kỳ; xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm tổ chức lại mô hình sản xuất thương mại của các làng nghề gắn với các vùng nguyên liệu, doanh nghiệp chế biến, thương mại đầu ra; xây dựng thương hiệu sản phẩm nghề; tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số vào sản xuất, kinh doanh để nâng cao năng suất lao động, cải thiện thu nhập người dân.
Thứ tư: Quan tâm tham mưu để Bộ chỉ đạo các địa phương, khối các cơ sở dạy nghề thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn một cách có trọng tâm, trọng điểm. Khắc phục tình trạng còn dàn trải, phân tán, kém hiệu quả trong đào tạo bồi dưỡng nghề nông nghiệp hiện nay. Cần tập trung vào việc xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo tập huấn nghề, trong đó ưu tiên phát triển các chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng ởề 03 khía cạnh sau đây: i) các quy trình kỹ thuật thực hành tốt (GAP) trong trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản gắn với phát triển nông nghiệp hữu cơ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; ii) Đào tạo bồi dưỡng kỹ thuật, công nghệ cao công nghệ tiên tiến, hiện đại trong nông nghiệp, chú trọng chuyển đổi số, cơ giới hóa và sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp; iii) Đào tạo bồi dưỡng nghề quản lý, quản trị cho lao động và chủ quản lý trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã và liên kết chuỗi giá trị.
Thứ năm: Đối với lĩnh vực bố trí dân cư nông thôn và tái định cư các dự án thủy lợi thủy điện. Ghi nhận những kết quả của lĩnh vực này những năm qua khi đã tham mưu để Bộ chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tái định các vùng khó khăn, chịu ảnh hưởng thiên tai và dân di cư tự do. Kết quả gần như đã ngăn chặn được nạn di cư tự do từ MNPB vào các tỉnh Tây nguyên; bố trí tái định cư hàng trăm ngàn hộ dân thời gian qua. Tuy nhiên, trong năm 2025 Cục cần tham mưu để tổ chức sơ kết, tổng kết các nhiệm vụ theo Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 01/3/2020 và Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 nhằm đánh giá toàn diện những mặt được và chưa được của giai đoạn 2021 vừa qua, nhưng quan trọng hơn là đề xuất cho Chính phủ những định hướng và giải pháp trong giai đoạn tới. Trong bối cảnh rủi ro do biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, các xu hướng di cư tự do còn phức tạp, Cục cần tham mưu cho được những chiến lược, chương trình, kế hoạch bố trí dân cư trong trung và dài hạn. Tham mưu đề xuất với Chính phủ, các địa phương các giải pháp, chính sách củng cố phát triển các khu tái định cư thành những không gian sống an toàn, giảm thiểu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu; đảm bảo điều kiện sống tốt hơn cho cngười dân sau tái định cư để ổn định cuộc sống, tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng.
Thứ sáu: Đối với lĩnh vực Cơ điện nông nghiệp, nông thôn: Phối hợp chặt chẽ với các Trường đào tạo để đào tạo nguồn nhân lực; tổ chức, xây dựng các chương trình, giáo trình đào tạo nghề cho các đối tượng sử dụng và vận hành máy nông nghiệp. Kết nối, định hướng cho các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ phù hợp với từng vùng, miền; gắn với phát triển các vùng nguyên liệu tập trung.
Ngoài ra, Thứ trưởng cũng giao Cục tiếp tục rà soát tất cả các nhiệm vụ, lĩnh vực được giao qua đó lựa chọn các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để sớm ban hành Chương trình công tác trọng tâm năm 2025 của Cục, đảm bảo phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT về phát triển Ngành nông nghiệp.
Thứ bảy là công tác phối kết hợp với các ngành, lĩnh vực, các đơn vị bạn trong và ngoài Bộ: Cục Kinh tế hợp tác không phải là Cục chuyên ngành với nhiệm vụ quan trọng nhất là tham mưu các mô hình về TỔ CHỨC SẢN XUẤT thuộc tất cả các lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, ngành nghề nông thôn, có thể là cả du lịch nông nghiệp, nông thôn). Cục cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ về cả về chuyên môn nghiệp vụ, công tác quản trị, quản lý chuyên ngành với các đơn vị trong và ngoài Bộ. Là đầu mối của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong triển khai các Chương trình MTQG; công tác dân tộc, bảo hiểm nông nghiệp, tín dụng ngân hàng, các hội và hiệp hội (Hội Phụ nữ, Hôi Nông dân, Liên minh HTX Việt Nam; Ngân hàng nhà nước; Hội người cao tuổi…) Cục Kinh tế hợp tác và PTNT cần chủ đồng đề xuất với Bộ những nội dung hợp tác thiết thực, hiệu quả.
Cuối cùng, liên quan đến tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và các vấn đề liên quan đến xây dựng mối đoàn kết, nhất trí trong nội bộ Cục và thực hiện các nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Thứ trưởng đề nghị và giao nhiệm vụ cho Đảng ủy, tập thể ban lãnh đạo Cục và đồng chí Cục trưởng đặc biệt quan tâm đến sự đoàn kết, nhất trí từ ban lãnh đạo đến các chuyên viên. Tuy quá trình thực hiện Nghị Quyết số 18-NQ/TW Cục không chia tách sáp nhập các đơn vị khác nhưng Cục vẫn cần rà soát về cả tổ chức lẫn nhân sự, xây dựng phương án tổ chức tinh gọn hiệu quả nhất trong hoạt động. Quan tâm đến đời sống, cán bộ công chức, viên chức, kịp thời biểu dương khen thưởng các cá nhân tập thể có thành tích tốt, nhưng cũng đồng thời kiên quyết chống lại các hành vi sai trái, tham nhũng, đùn đẩy trách nhiệm, các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức trong thực hành công.Tin liên quan
- Bản tin Hợp tác xã Tháng 7 năm năm 2019
- Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm lại Phó Cục trưởng Nguyễn Thị Hoàng Yến và các Quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo một số Phòng thuộc Cục
- LỄ KÝ KẾT CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC GIAI ĐOẠN 2021-2025 GIỮA CỤC KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỚI TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thăm và làm việc tại mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sơn Tây
- Báo cáo thường niên ngành kinh tế hợp tác 2021
- Diễn đàn Nông dân hợp tác liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp Chào mừng 76 năm ngày Hợp tác xã Việt Nam
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 76 NĂM, NGÀY HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM
- Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là tất yếu khách quan, có ý nghĩa chiến lược và lâu dài
- Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
- Lễ Công bố và trao Quyết định bổ nhiệm lại chức vụ Phó Cục trưởng