Vươn mình phát triển kinh tế của xã tái định cư
Vươn mình phát triển kinh tế của xã tái định cư
TBV - Xã Ngọc Lâm thuộc huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An là xã tái định cư từ thủy điện bản Vẽ. Tại đây, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao 98,8%. Đây là xã vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về phát triển kinh tế xã hội của huyện Thanh Chương. Nhưng ngay từ những năm đầu chuyển mình “an cư” xã đã có những bước đi tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
Xuất phát điểm từ con số 0
Là xã tái định cư được hơn 10 năm giáp với nước CHDCND Lào, phía Tây giáp xã Thanh Sơn, xã có 14 bản với 1440 hộ, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ gần như toàn xã. Đây là xã nghèo biên giới, ngay từ những bước đầu tái định cư, ổn định chổ ở, người dân nơi đây đã mất hơn 5 năm để bắt đầu thay đổi tập tục nếp sống, bắt đầu “an cư lập nghiệp”. Đến nay đã có những bước chuyển mình rõ rệt.
Trò chuyện với anh Lô Văn Dần bản Tả Xiêng, Ngọc Lâm, Thanh Chương, Nghệ An thuộc đồng bào dân tộc Thái, khi hỏi về thu nhập trong gia đình anh chia sẻ: Gia đình anh phát triển chủ lực là chăn nuôi gia súc và gia cầm. Hiện nay gia đình có nuôi đàn lợn gồm: 20 con lợn nhỏ lấy thịt, 3 con lợn nái và 1 con lợn đực. Bên cạnh đó anh còn chăn nuôi thêm gia cầm đó là 100 con gà vịt. Kinh tế cũng có chút của để dành, trang trải sinh hoạt trong gia đình. Mỗi năm tích góp được hơn 3 tạ thóc.

Anh Lô Văn Dần bên cạnh trang trại gia cầm của gia đình.
Từ những khó khăn bước đầu như: về địa hình, thiên tai và nhận thức của người dân còn nghèo nàn, mang tư tưởng ỷ lại nhờ vào sự hỗ trợ của nhà nước thì đến nay những người dân nơi đây đã bắt đầu có ý thức hơn trong việc thay đổi, tự mình tập trung sản xuất và phát triển kinh tế. Đến nay người dân tại xã Ngọc Lâm đã trồng 176 ha đồi chè và có xưởng chế biến chè trực tiếp tại xã. Mặc dù điều kiện thời tiết thất thường, có năm thời tiết khô cằn, diện tích nước không đủ tưới tiêu, một số đồi chè tại xã dường như bị tiêu rụi do khí hậu nắng nóng. Nhưng cùng với các chiến sĩ đồn biên phòng tại xã Ngọc Lâm, người dân nơi đây vẫn không khuất phục. Ở họ vẫn len lỏi những tia hi vọng về một tương lai tươi sáng về một cuộc sống đầy đủ, hiện đại và khang trang hơn. Anh Vi Văn Tuyển, trưởng thôn tại bản Tả Xiêng, Ngọc Lâm, Thanh Chương, Nghệ An chia sẻ: Nhận thức người dân ở đây đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số, nên việc thay đổi tuyên truyền cho người dân hiểu về nông thôn mới, hay làm nông thôn mới rất khó, chỉ bằng cách mình làm trực tiếp hướng dẫn người dân nhận thấy được hiệu quả thì họ mới bắt tay vào làm. Tuy nhiên đến nay một số hộ gia đình đã thay đổi được suy nghỉ có nhiều hộ vươn lên thoát khỏi nghèo đói, túng quẩn. Gia đình tôi cũng cố gắng làm ăn buôn bán, mở được quầy tạp hóa nhỏ coi như đủ sống qua ngày.
Đứng trước những thách thức khó khăn về thiên tai cũng như địa hình nhưng một số hộ gia đình tại bản Tả Xiêng vẫn miệt mài lao động với hi vọng thoát khỏi cơ cực, chị Lô Thị Giáo sinh năm 1987 thuộc đồng bào dân tộc Thái chị chia sẻ: công việc chính của chị chủ yếu là trồng keo, và đi làm keo. Được sự hỗ trợ của nhà nước, gia đình trồng đã được 3 năm nhưng đến nay chưa được thu hoạch nhưng tin chắc rằng giá trị từ cây keo mang lại gia đình chị sẽ có một cuộc sống đầy đủ hơn. Chia sẻ về những ngày tháng ổn định tại đây, trong tâm trạng phấn chấn chị bộc bạch: Tái định cư được 10 năm, mặc dù chưa có sự thay đổi nhiều về cơ sở vật chất nhưng bước đầu gia đình đã có một mái ấm do nhà nước hỗ trợ có một mái ấm sinh hoạt, gia đình đã có bếp ga nấu ăn. Hàng ngày đi làm gia đình cũng có chút tiền sinh hoạt.
Kết quả đạt được
Trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị sản xuất của xã 6 đạt được 65,731 tỷ đồng (đạt 72% kế hoạch năm). Bình quân đầu người đạt 1,1 triệu đồng/ người/ tháng. Trao đổi với phóng viên anh Lô Huy Hùng chủ tịch UBND xã Ngọc Lâm cho biết: Trong công tác xây dựng nông thôn mới xã đã thực hiện được 8/19 tiêu chí đó là: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, Y tế, Hệ thống chính trị và an ninh trật tự xã hội. Mặc dù có những tiêu chí khó đạt được nhưng xã vẫn tiếp tục cố gắng hoàn thiện mục tiêu đề ra. Các kế hoạch đề ra trong năm đều thực hiện vượt mức mục tiêu 6 tháng. Ví dụ về trông trọt: Tổng diện tích gieo trồng đạt 101,3 ha (bằng 97,87% so với cùng kỳ). Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 537,9 tấn (bằng 98,0% so với cùng kỳ), đạt 63,88 % chỉ tiêu HĐND giao cả năm và đạt 80,37% KH UBND huyện giao cả năm; Về chăn nuôi: Tổng đàn trâu, bò hiện có là 1.921 con (bằng 84,7% so với cùng kỳ), đạt 64% chỉ tiêu HĐND, đạt 81,7% kế hoạch UBND huyện giao…
Bên cạnh những thách thức về địa hình thiên tai, nhưng xã Ngọc Lâm đã cố gắng vươn mình tạo được bức tranh nông thôn đổi thay và hoàn thiện hơn từng ngày. Trong tương lai chắc chắn với những nội lực hiện tại, Ngọc Lâm sẽ khoác trên mình chiếc áo mới: chỉnh chu hơn, trang khang và tươi mới hơn.
Là xã tái định cư được hơn 10 năm giáp với nước CHDCND Lào, phía Tây giáp xã Thanh Sơn, xã có 14 bản với 1440 hộ, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ gần như toàn xã. Đây là xã nghèo biên giới, ngay từ những bước đầu tái định cư, ổn định chổ ở, người dân nơi đây đã mất hơn 5 năm để bắt đầu thay đổi tập tục nếp sống, bắt đầu “an cư lập nghiệp”. Đến nay đã có những bước chuyển mình rõ rệt.
Trò chuyện với anh Lô Văn Dần bản Tả Xiêng, Ngọc Lâm, Thanh Chương, Nghệ An thuộc đồng bào dân tộc Thái, khi hỏi về thu nhập trong gia đình anh chia sẻ: Gia đình anh phát triển chủ lực là chăn nuôi gia súc và gia cầm. Hiện nay gia đình có nuôi đàn lợn gồm: 20 con lợn nhỏ lấy thịt, 3 con lợn nái và 1 con lợn đực. Bên cạnh đó anh còn chăn nuôi thêm gia cầm đó là 100 con gà vịt. Kinh tế cũng có chút của để dành, trang trải sinh hoạt trong gia đình. Mỗi năm tích góp được hơn 3 tạ thóc.

Anh Lô Văn Dần bên cạnh trang trại gia cầm của gia đình.
Từ những khó khăn bước đầu như: về địa hình, thiên tai và nhận thức của người dân còn nghèo nàn, mang tư tưởng ỷ lại nhờ vào sự hỗ trợ của nhà nước thì đến nay những người dân nơi đây đã bắt đầu có ý thức hơn trong việc thay đổi, tự mình tập trung sản xuất và phát triển kinh tế. Đến nay người dân tại xã Ngọc Lâm đã trồng 176 ha đồi chè và có xưởng chế biến chè trực tiếp tại xã. Mặc dù điều kiện thời tiết thất thường, có năm thời tiết khô cằn, diện tích nước không đủ tưới tiêu, một số đồi chè tại xã dường như bị tiêu rụi do khí hậu nắng nóng. Nhưng cùng với các chiến sĩ đồn biên phòng tại xã Ngọc Lâm, người dân nơi đây vẫn không khuất phục. Ở họ vẫn len lỏi những tia hi vọng về một tương lai tươi sáng về một cuộc sống đầy đủ, hiện đại và khang trang hơn. Anh Vi Văn Tuyển, trưởng thôn tại bản Tả Xiêng, Ngọc Lâm, Thanh Chương, Nghệ An chia sẻ: Nhận thức người dân ở đây đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số, nên việc thay đổi tuyên truyền cho người dân hiểu về nông thôn mới, hay làm nông thôn mới rất khó, chỉ bằng cách mình làm trực tiếp hướng dẫn người dân nhận thấy được hiệu quả thì họ mới bắt tay vào làm. Tuy nhiên đến nay một số hộ gia đình đã thay đổi được suy nghỉ có nhiều hộ vươn lên thoát khỏi nghèo đói, túng quẩn. Gia đình tôi cũng cố gắng làm ăn buôn bán, mở được quầy tạp hóa nhỏ coi như đủ sống qua ngày.
Đứng trước những thách thức khó khăn về thiên tai cũng như địa hình nhưng một số hộ gia đình tại bản Tả Xiêng vẫn miệt mài lao động với hi vọng thoát khỏi cơ cực, chị Lô Thị Giáo sinh năm 1987 thuộc đồng bào dân tộc Thái chị chia sẻ: công việc chính của chị chủ yếu là trồng keo, và đi làm keo. Được sự hỗ trợ của nhà nước, gia đình trồng đã được 3 năm nhưng đến nay chưa được thu hoạch nhưng tin chắc rằng giá trị từ cây keo mang lại gia đình chị sẽ có một cuộc sống đầy đủ hơn. Chia sẻ về những ngày tháng ổn định tại đây, trong tâm trạng phấn chấn chị bộc bạch: Tái định cư được 10 năm, mặc dù chưa có sự thay đổi nhiều về cơ sở vật chất nhưng bước đầu gia đình đã có một mái ấm do nhà nước hỗ trợ có một mái ấm sinh hoạt, gia đình đã có bếp ga nấu ăn. Hàng ngày đi làm gia đình cũng có chút tiền sinh hoạt.
Kết quả đạt được
Trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị sản xuất của xã 6 đạt được 65,731 tỷ đồng (đạt 72% kế hoạch năm). Bình quân đầu người đạt 1,1 triệu đồng/ người/ tháng. Trao đổi với phóng viên anh Lô Huy Hùng chủ tịch UBND xã Ngọc Lâm cho biết: Trong công tác xây dựng nông thôn mới xã đã thực hiện được 8/19 tiêu chí đó là: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, Y tế, Hệ thống chính trị và an ninh trật tự xã hội. Mặc dù có những tiêu chí khó đạt được nhưng xã vẫn tiếp tục cố gắng hoàn thiện mục tiêu đề ra. Các kế hoạch đề ra trong năm đều thực hiện vượt mức mục tiêu 6 tháng. Ví dụ về trông trọt: Tổng diện tích gieo trồng đạt 101,3 ha (bằng 97,87% so với cùng kỳ). Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 537,9 tấn (bằng 98,0% so với cùng kỳ), đạt 63,88 % chỉ tiêu HĐND giao cả năm và đạt 80,37% KH UBND huyện giao cả năm; Về chăn nuôi: Tổng đàn trâu, bò hiện có là 1.921 con (bằng 84,7% so với cùng kỳ), đạt 64% chỉ tiêu HĐND, đạt 81,7% kế hoạch UBND huyện giao…
Bên cạnh những thách thức về địa hình thiên tai, nhưng xã Ngọc Lâm đã cố gắng vươn mình tạo được bức tranh nông thôn đổi thay và hoàn thiện hơn từng ngày. Trong tương lai chắc chắn với những nội lực hiện tại, Ngọc Lâm sẽ khoác trên mình chiếc áo mới: chỉnh chu hơn, trang khang và tươi mới hơn.
Thực hiện: Th. Hậu
Tin liên quan
- Hợp tác xã sẽ tham gia nhiều hơn vào Dự án VnSAT
- Tăng cường liên kết chuỗi giữa các chủ thể để phát triển nền nông nghiệp
- Thiếu khung pháp lý cho tín dụng nội bộ HTX nông nghiệp
- Tổng kết công tác đổi mới, phát triển kinh tế tập thể
- Ghi nhận ở HTX có gần 30.000 con gà Đông Tảo, doanh thu gần 10 tỷ đồng/năm
- Hội nghị củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp và Phiên chợ HTX nông nghiệp vùng cao tại Cao Bằng
- Liên kết xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp của các Hợp tác xã
- Lễ Khai trương Go!Market big Nguyễn Xiển
- Bản tin Hợp tác xã nông nghiệp tháng 9/2018
- Báo cáo tình hình thực hiện các Kế hoạch số 6355/KH-BNN-KTHT và 6390/KH-BNN-KTHT 6 tháng đầu năm ước tính thực hiện cả năm 2019 và kế hoạch thực hiện năm 2020
Tin mới nhất

Mời báo giá cung cấp dịch vụ phục vụ hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn, diễn đàn về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong năm 2023
