Hội thảo tham vấn xây dựng “Hướng dẫn bộ tiêu chí cho doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia Đề án Phát triển bền vững 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030
Ngày 19/3/2024, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phối hợp với Văn phòng Điều phối Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) tổ chức Hội thảo tham vấn xây dựng “Hướng dẫn bộ tiêu chí cho doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia Đề án Phát triển bền vững 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án 1 triệu héc ta lúa) tại Thành phố Huế.
Tham dự có các đồng chí nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT: Bùi Bá Bổng; Lê Quốc Doanh; đại diện các Vụ, Cục: Hợp tác quốc tế; Trồng trọt; Bảo vệ thực vật; Ban Chính sách (Liên minh Hợp tác xã Việt Nam); Lãnh đạo các đơn vị: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long; Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, thành phố: Cần Thơ; Sóc Trăng và nhiều chuyên gia cao cấp liên quan.
Quang cảnh Hội thảo
Mở đầu hội thảo, Ông Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT trao đổi định hướng việc xây dựng hướng dẫn tiêu chí cho doanh nghiệp và hợp tác xã nhằm đạt được mục tiêu áp dụng quy trình sản xuấ lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp, hình thành được chuỗi liên kết lúa gạo quy mô lớn có sự tham gia chặt chẽ của doanh nghiệp với nông dân từ khâu sản xuất đến tiêu thụ; gắn sự tham gia đồng hành của tổ khuyến nông cộng đồng với doanh nghiệp và hợp tác xã trong chuỗi.
Ông Nguyễn Thanh Tùng – Chánh văn phòng Điều phối Nông nghiệp và PTNT vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã trình bày dự thảo hướng dẫn tiêu chí tham gia Đề án 1 triệu héc ta lúa theo các tiêu chí đã được quy định tại Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023 phê duyệt Đề án Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030. Hướng dẫn dự kiến chi tiết theo các tiêu chí: Tiêu chí về quy hoạch và cơ sở hạ tầng; tiêu chí canh tác bền vững và tăng trưởng xanh; tiêu chí về tổ chức sản xuất; tiêu chí doanh nghiệp tham gia liên kết.
Qua các trao đổi, góp ý của các đại biểu đều bày tỏ mong muốn tiêu chí cần hướng dẫn để mang tính mở tối đa, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia, cần nghiên cứu lại điều kiện về doanh nghiệp, hợp tác xã trong liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản. Quan trọng nhất là phải áp dụng quy trình sản xuất, tạo chuỗi liên kết, phát triển thương hiệu. Hướng dẫn cần giải thích cho các đối tượng khi tham gia vào Đề án được các quyền lợi gì và tại sao phải đảm bảo các tiêu chí để đạt được mục tiêu của đề án./.
Quang Tuấn
Tin liên quan
- Hợp tác xã sẽ tham gia nhiều hơn vào Dự án VnSAT
- Tăng cường liên kết chuỗi giữa các chủ thể để phát triển nền nông nghiệp
- Thiếu khung pháp lý cho tín dụng nội bộ HTX nông nghiệp
- Tổng kết công tác đổi mới, phát triển kinh tế tập thể
- Ghi nhận ở HTX có gần 30.000 con gà Đông Tảo, doanh thu gần 10 tỷ đồng/năm
- Hội nghị củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp và Phiên chợ HTX nông nghiệp vùng cao tại Cao Bằng
- Liên kết xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp của các Hợp tác xã
- Lễ Khai trương Go!Market big Nguyễn Xiển
- Bản tin Hợp tác xã nông nghiệp tháng 9/2018
- Báo cáo tình hình thực hiện các Kế hoạch số 6355/KH-BNN-KTHT và 6390/KH-BNN-KTHT 6 tháng đầu năm ước tính thực hiện cả năm 2019 và kế hoạch thực hiện năm 2020