Hội thảo Ứng dụng công nghệ số trong chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam
và Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Hay chủ trì hội nghị
          Trong thời gian qua, Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản của cả nước đã có nhiều kết quả to lớn, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội của đất nước. Góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước, từ năm 2013 - 2018 công nghiệp chế biến nông sản có bước phát triển mạnh mẽ trên cả quy mô và mức độ hiện đại so với 5 năm trước (2007 - 2012), tốc độ tăng trưởng giá trị tăng hàng năm đạt khoảng 5-7%. Nhờ công nghiệp chế biến nông sản. Nhờ công nghiệp chế biến nông sản tăng trưởng mạnh mà mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng bình quân khoảng 8-10%/năm trong 2 năm vừa qua; tiếp tục duy trì nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên, trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 3 tỷ USD, năm 2018 xuất khẩu đạt trên 40,0 tỷ USD.
          Hệ thống công nghiệp chế biến nông sản đã hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến bảo quản nông sản với trên 7500 cơ sở quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu. Ngoài ra còn có hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ, hộ gia đình rải khắp các địa bàn làm nhiệm vụ sở chế và chế biến phục vụ tiêu dùng nội địa.
            Nhìn chung về trình độ công nghệ chế biến nông sản Việt Nam đạt mức độ trung bình đến trung bình khá, một số ngành hàng hoặc một số sản phẩm có công nghệ và thiết bị chế biến tương đối hiện đại mang tầm của khu vực và thế giới, như chế  biến hạt điều, chế biến lúa gạo, tôm, cá tra. Bước đầu một số ngành hàng, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã đầu tư đổi mới công nghệ, chú trọng áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tiên tiến, đã áp ứng được yêu cầu về chất lượng và ATTP đối với các thị trường khó tình như Mỹ, EU, Nhật Bản.
Toàn cảnh các đại biểu tham dự Hội thảo 
           
            Tình hình chung cả nước về số lượng máy động lực, máy, thiết bị nông nghiệp có mức tăng trưởng nhanh, cụ thể: Năm 2016 so với năm 2011 số lượng máy kéo tăng 45,5% trong đó máy kéo cỡ lớn (> 35 mã lực) tăng 92,4%, máy kéo cỡ trung (18-25 mã lực) tăng 31,3% và máy kéo cỡ nhỏ (< 12 mã lực) tăng 53,5%, máy gặt đập liên hợp tăng 77,1%, máy sấy nông sản tăng 25,8%. Cá biệt có một số chủng loại máy có tốc độ tăng trưởng rất nhanh như máy chế biến thức ăn gia súc tăng 90,6%, máy chế biến thức ăn tăng 2,2 lần và máy phun thuốc trừ sâu tăng 3,1 lần.


© Bản quyền thuộc về Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đ/c: Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, TP. Hà Nội.

Chịu trách nhiệm: Ông Lê Đức Thịnh - Cục Trưởng

Tel: 024.38438794 / Fax: 024.38438791 / Email: hcth.htx@mard.gov.vn; cucktht@gmail.com

Technology Supported by ECPVietnam

Chung nhan Tin Nhiem Mang